Thế Lữ: Một ngòi bút được sinh ra tại Hà Nội với những đóng góp cho văn học kỳ ảo

30/10/2022 - 21:37  

Nhà văn Thế Lữ là một cây bút tên tuổi được sinh ra tại Hà Nội. Ông viết được nhiều thể loại và ở thể loại nào ông để lại nhiều dấu ấn trên văn đàn Việt Nam. Ngoài thơ, kịch ông cũng được nhắc đến với những đóng góp cho văn học kỳ ảo, trinh thám, kinh dị.

Từ những năm 1930, Thế Lữ được biết đến danh xưng nhà thơ, với những tác phẩm Thơ mới, trong đó không thể không nhắc tới bài Nhớ rừng. Ông được giới văn học và độc giả suy tôn là "ông hoàng thơ ca" của cả một thời, thời kỳ đầu của Thơ mới (1932-1935). Tiếp đến là những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Ông cũng là một trong thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934) và là một trong những cây bút chủ lực của báo "Phong hóa" và báo "Ngày nay". Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam.

Thế Lữ: Một ngòi bút được sinh ra tại Hà Nội với những đóng góp cho văn học kỳ ảo - Ảnh 1.

Buổi booktalk "Vẻ đẹp của văn học kỳ ảo Việt Nam qua "Truyện đường rừng" và những truyện khác" đã diễn ra sáng 29/10 tại Nhà xuất bản Kim Đồng

Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957 – 1977).

Nói về những đóng góp của ông cho văn học kỳ ảo Việt Nam, tại buổi tọa đàm "Vẻ đẹp văn học kỳ ảo Việt Nam qua "truyện đường rừng" và những truyện khác, Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Năm Hoàng (Phó trưởng khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: đầu thế kỷ 20, cùng với chủ nghĩa lãng mạn, các nhà văn thời bấy giờ muốn thoát ly thực tại, đi tìm vẻ đẹp ở một thế giới khác. Chính vì thế, truyện đường rừng với những câu chuyện kỳ ảo, với những nhân vật nửa người nửa quỷ... được các nhà văn Lan Khai, Thế Lữ, Tchya... sáng tạo nên. Đó là cách các nhà văn phản ứng với hiện thực theo cảm xúc rất đặc biệt mà ta có thể cảm nhận rằng họ mượn thế giới của quỷ để nói về thế giới của người lúc bấy giờ.

Nhà báo Yên Ba cũng nhắc lại khái niệm "Truyện dài kỳ" từng xuất hiện trên báo chí nước ta hồi những năm 30 - 45 của thế kỷ trước. Với tốc độ phát triển và sự cạnh tranh của các tờ báo, chủ bút sẽ đặt những truyện dài kỳ để thu hút độc giả. Đó là mảnh đất để các nhà văn thể hiện tài năng của mình bằng việc đưa ra các câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn và luôn đến cao trào thì ngắt, buộc độc giả phải tò mò, háo hức mua báo ở kỳ tiếp theo để đọc. Và nhà văn vừa viết vừa thăm dò độc giả. Nếu 5 kỳ mà viết không hay thì phải dừng. Có thể nói báo chí và các nhà xuất bản là bệ đỡ cho văn học kỳ ảo Việt Nam lúc bấy giờ. Còn ngày nay, việc NXB Kim Đồng xuất bản những tác phẩm này góp phần định danh "Truyện đường rừng". Đây cũng là một cách khám phá di sản văn học rực rỡ của thế hệ trước. Cách phân chia dòng văn học theo thể tài sáng tác này dẫn dắt người đọc vào thế giới huyền bí mà lý trí không giải thích được. Mỗi nhà văn sẽ mang đến cho độc giả những trải nghiệm khác nhau làm phong phú thêm cho văn học nước nhà.

Thế Lữ: Một ngòi bút được sinh ra tại Hà Nội với những đóng góp cho văn học kỳ ảo - Ảnh 2.

Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Năm Hoàng nhấn mạnh: Truyện kỳ ảo của Thế Lữ mang đến vẻ đẹp của văn chương với ngôn từ, với cách miêu tả kỹ lưỡng thiên nhiên, cảnh vật sau đó mới kể chuyện... Dù vậy, các tác phẩm này vẫn bám sát vào thực tế cuộc sống, đó là những phong tục, tập quán của người Việt, ở đây là vùng miền núi, nơi đường rừng với cách ăn cách ở, cách nói, cách sinh hoạt thời đó. Bởi vậy, không khí mà họ đưa đến cho người đọc vừa huyền ảo huyễn hoặc vừa rất hiện thực. Điều đó cho thấy các nhà văn đã tham dự rất sâu sắc vào đời sống của người dân để viết nên những ''tiểu thuyết đậm chất phong tục" bên cạnh những ly kỳ, rùng rợn kia.

Buổi booktalk "Vẻ đẹp của văn học kỳ ảo Việt Nam qua "Truyện đường rừng" và những truyện khác" đã diễn ra sáng 29/10 tại Nhà xuất bản Kim Đồng. Dịp này độc giả được giao lưu và giới thiệu bộ sách văn học kỳ ảo của các nhà văn Thế Lữ, TchyA, Lan Khai. Tiến sĩ Nguyễn Thị Năm Hoàng, nhà báo Yên Ba và nhà văn Di Li đã trò chuyện về những sáng tác đặc biệt này của 3 nhà văn nổi tiếng kể trên.

Theo Báo Tổ quốc

Bài viết khác

Nghệ sĩ hân hoan đón nhận danh hiệu NSND và NSƯT

07/03/2024 - 11:13

Sáng 6/3, Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đích thân trao tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ. Đây là những danh hiệu cao quý để tôn vinh cống hiến của các nghệ sĩ đối với sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật nước nhà thông qua các tác phẩm, công trình nghệ thuật có sức lan tỏa, có tác động xã hội lớn.

Danh hiệu tạo động lực cho nghệ sĩ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội

07/03/2024 - 10:59

Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra sáng 6/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sẽ có 389 nghệ sĩ, trong đó có 125 NSND, 264 NSƯT được trao tặng, truy tặng danh hiệu trong dịp này. Các nghệ sĩ chia sẻ, được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý, tạo động lực cho họ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội.

Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

06/03/2024 - 15:38

Nhằm tôn vinh các nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc, ngày 6/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 10.

Đảm bảo Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT diễn ra thực sự ý nghĩa, ấn tượng, trang trọng và chuyên nghiệp

05/03/2024 - 21:59

Sáng 5/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức tổng duyệt Chương trình nghệ thuật tại Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ

29/02/2024 - 23:04

Chiều 29/2, tại trụ sở Trung ương Đảng, diễn ra Hội nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Chiều trên quê hương tôi”

28/02/2024 - 20:31

Tối ngày 28.2, UBND TP Huế phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức đêm nhạc nhân kỷ niệm 85 năm Ngày sinh của ông (1939 - 2024). Chương trình được tổ chức tại không gian công viên ven sông Hương - nơi vừa đặt bức tượng nghệ thuật Trịnh Công Sơn.