Nhạc sỹ An Thuyên - người mang hồn quê vào trong từng ca khúc

06/07/2015 - 09:45  

(NTBD) - Phần lớn sáng tác nổi tiếng của nhạc sỹ An Thuyên mang đậm âm hưởng dân ca xứ Nghệ. Ông trở thành một trong những nghệ sỹ thành công khi khai thác, vận dụng vốn âm nhạc dân gian.

Nhạc sỹ An Thuyên.

Nhạc sỹ An Thuyên sinh ra và lớn lên ở làng Kẻ Đáy, thôn Quỳnh Kim, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Theo lời kể của nhạc sỹ, đó là một miền quê nghèo khó, cuộc sống mẹ cha lam lũ, tuổi thơ ngày ngày ăn cơm độn khoai, mà khoai vốn thường nhiều hơn cơm. Thế nhưng, chính quê hương - mảnh đất dân ca trù phú - đã nuôi dưỡng tâm hồn nhạc sỹ. Chàng trai An Thuyên năm 11 tuổi đã thổi sáo, kéo nhị cho mọi người trong nhà hát. Những khúc ví, giặm mang cả cuộc sống, nỗi lòng con người xứ Nghệ như dòng sữa nuôi lớn tâm hồn ông từ những năm tháng tuổi thơ.
Khi bắt đầu công tác ở Ty Văn hoá Nghệ An vào năm 1967, nhạc sỹ An Thuyên có cơ hội được tìm hiểu nhiều về âm nhạc quê hương. Ông trực tiếp tham gia công tác sưu tập nghiên cứu dân ca Nghệ Tĩnh. Lặng lẽ đi khắp các chặng đường, bám theo dải sông Lam, ghi chép, học hỏi, thu âm, quên cả những trận ngã nước, sốt rét…, ông đã thu âm được hàng trăm bài hát dân gian có giá trị từ các nghệ nhân bằng hàng trăm cuốn băng tự tạo. Cũng nhờ đó mà dân ca cứ thấm vào ông, rồi trở thành máu thịt lúc nào không hay.
Năm 1975, ông vào bộ đội và trở thành nhạc công của Đoàn Văn công Quân khu 4. Năm 1981, ông được cử đi học ở Nhạc viện Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông về Phòng Văn nghệ Quân đội, nay là Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội, công tác ở đó cho đến tận lúc về hưu.
An Thuyên là một trong số ít những nhạc sỹ sáng tác đều tay. Hàng chục ca khúc của ông được công chúng yêu mến như: Em chọn lối nàyĐêm nghe hát đò đưa nhớ BácHành quân lên Tây BắcKhi xe tăng qua miền quan họThơ tình của núiChín bậc tình yêuHuế thươngNeo đậu bến quêCa dao em và tôi... Điều đưa âm nhạc của ông chiếm được trái tim người nghe là những giai điệu nặng lòng mảnh đất nơi mình “chôn rau cắt rốn”. Tình yêu với dải đất miền Trung lúc nào cũng cháy bỏng trong tái tim ông.
Trong những ca khúc chủ đề quê hương của ông, Neo đậu bến quê được cho là nổi tiếng nhất. Bài hát như sự rút lòng của nhạc sỹ về tình yêu quê hương. Dù viết bằng âm hưởng dân ca xứ Nghệ, tình quê hương trong bài hát rất cụ thể, khiến mỗi người con đất Việt khi đi xa nghe được đều rưng rưng xúc động. Neo đậu bến quê như bước chân của người con lâu ngày đi xa, trở về chốn cũ, bước xuống con đò tuổi thơ tìm lại một phần ký ức. Thời gian trôi, chỉ có “người xưa xa vắng”, lòng người trải bao cay đắng. Nhưng vẫn còn đây lối cũ, sông quê, bao dung cho tâm hồn tha hương trở về neo đậu.
Ca dao em và tôi cũng là ca khúc tràn ngập âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh, về chuyện tình “với người con gái tôi yêu nơi làng quê”. Giai điệu trữ tình với những ca từ đầy chất thơ khiến ca khúc trở thành một trong những tác phẩm viết về tình yêu lứa đôi gắn với quê hương hay nhất. Ca khúc được nhạc sỹ ủ ấp 10 năm mới hoàn thành, xuất phát từ nỗi ám ảnh của ông về cuộc tình của chàng Trương Chi dành cho công chúa Mị Nương trong truyền thuyết.
Nhạc sỹ An Thuyên vẫn tự nhận mình là người may mắn vì những sáng tác đầu tiên đã ghi dấu tên ông trong lòng người yêu nhạc. “Trong cuộc đời tôi có những lần viết nhạc bằng nước mắt. Lần đầu tiên là lần viết bài Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác năm 1973. Lần thứ hai là khi viết bài Neo đậu bến quê năm 1993, khi tôi bắt đầu trải nghiệm những cay đắng của cuộc đời, chỉ khao khát được Úp mặt vào sông quê. Lần thứ ba là khi viết bài Mẹ Việt Nam anh hùng vào năm 1994, khi Bộ Chính trị lần đầu tiên quyết định phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng cho những bà mẹ có công với đất nước. Và một lần nữa, ấy là lúc viết Tiếng đàn khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi xa”, nhạc sỹ An Thuyên chia sẻ.
Sự ra đi đột ngột của nhạc sỹ An Thuyên khiến tất cả chúng ta bàng hoàng và đau xót tiếc thương cho một người con ưu tú của nền âm nhạc Việt Nam. Người nhạc sỹ với niềm đam mê và khát khao cuộc sống ấy vẫn còn bao sáng tác dở dang và bao điều ấp ủ. Có lẽ ông sẽ lại tiếp tục phiêu diêu, tiếp tục độc hành trên Dòng sông thi ca

Nguồn: Cinet.vn

Bài viết khác

Khai giảng “Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hình nghệ thuật Tuồng truyền thống - 2024”

10/05/2024 - 15:21

 Ngày 10.5, Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hình nghệ thuật Tuồng truyền thống - 2024 đã khai mạc tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, TP Đà Nẵng.

Tổ chức chức “Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công  loại hình nghệ thuật Tuồng truyền thống - 2024”

06/05/2024 - 09:47

Lớp tập huấn là minh chứng rõ nét cho việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kì mới

Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tập huấn, quán triệt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024

25/04/2024 - 21:10

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức hội nghị Tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024 .

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về xây dựng nghị định về hoạt động văn học

11/04/2024 - 10:34

Chiều 11/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về đề nghị xây dựng nghị định về hoạt động văn học.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba trong Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024

09/04/2024 - 15:47

Sáng 9-4, tại Thư viện Quân đội (Hà Nội), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba trong Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc trong các nhà trường quân đội.

Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật quý I/2024

08/04/2024 - 16:06

Chiều ngày 5/4, Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác Văn học, Nghệ thuật, Hoạt động của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương.