​Festival Âm nhạc mới Á- Âu 2016: Âm nhạc nhịp cầu kết nối trái tim

13/10/2016 - 12:33  

(NTBD) – Tối 12/10, Festival Âm nhạc mới Á – Âu 2016 và Festival - Hội nghị Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á - Thái Bình Dương (ACL) lần thứ 34 chính thức khai mạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Tham dự lễ khai mạc có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên, Nhà soạn nhạc Rashid Kalimullin – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Liên bang Nga; Nhà soạn nhạc, giáo sư Isao Matsushita – Chủ tịch Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á (ACL); PGS. TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức “Festival Âm nhạc mới Á-Âu 2016”.
 

Khai mạc Festival Âm nhạc Mới “Á - Âu" lần thứ 2 và Festival - Hội nghị Hiệp hội các nhà
soạn nhạc châu Á - Thái Bình Dương (ACL) lần thứ 34 tại Hà Nội.
Nguồn: vov.vn


Diễn ra từ 12/10 – 18/10 tại Hà Nội và Vĩnh Phúc, Festival Âm nhạc Mới “Á - Âu" lần thứ 2 và Festival - Hội nghị Hiệp hội các nhà soạn nhạc châu Á - Thái Bình Dương (ACL) lần thứ 34 bao gồm chuỗi 11 chương trình hòa nhạc, từ Giao hưởng, Thính phòng, Nhạc kịch, Vũ kịch, Hợp xướng đến ca khúc nhạc đại chúng với sự tham dự của trên 200 nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc công… đến từ 30 quốc gia trên thế giới như: Anh, Ấn Độ, Ba Lan, Canada, Colombia, Đài Loan, Đức, Hồng Kông, Hy Lạp, Liên bang Nga, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Pháp, Úc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Inonesia, Israel, Philippines, Singapore, Thailand, Trung Quốc, Tatarstan, Lào, Campuchia, Việt Nam…

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch các Hội Văn học Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, “Festival âm nhạc mới Á-Âu là dịp để chúng ta giao lưu, giới thiệu những thành tựu âm nhạc chuyên nghiệp và đỉnh cao. Một lĩnh vực đòi hỏi sự lao động nghệ thuật vất vả, miệt mài và không ngừng thu được những giá trị đổi mới.” Ông cũng tin tưởng vào sự thành công tốt đẹp của Festival âm nhạc mới Á-Âu tại Việt Nam lần này.

Lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam, Festival âm nhạc mới Á-Âu huy động một lực lượng đông đảo các nghệ sĩ chuyên nghiệp trong lĩnh vực Âm nhạc Giao hưởng, Hợp xướng, Thính phòng: đó là Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam, Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Các Solists nổi tiếng như: NSND Nguyễn Thiếu Hoa (chỉ huy), NSND Nguyễn Thế Dân (đàn nhị), NSƯT Bùi Công Duy (Violon), ca sĩ Đào Tố Loan (Soprano), Viện Âm nhạc châu Á - Mỹ, Tam tấu đến từ Moskva, song tấu Violon - Piano từ Tây Ban Nha...
 

Nghệ sĩ Bùi Công Duy là một trong những nghệ sĩ Việt Nam tham dự 
Festival Âm nhạc mới Á – Âu. Nguồn: hoinhacsi.org


Đây là cơ hội thuận lợi để giới thiệu những thành tựu của nền âm nhạc cách mạng, âm nhạc mới của Việt Nam, quảng bá những tác phẩm mới của các nhạc sĩ Việt Nam với bạn bè quốc tế. Qua đó, thắt chặt quan hệ tốt đẹp giữa các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.

Với tiêu chí giới thiệu những tác phẩm mới sáng tác trong những năm gần đây của các nhạc sĩ tiêu biểu cho các trường phái âm nhạc đương đại trên thế giới, Festival Âm nhạc mới Á – Âu sẽ đem đến cho khán giả những tác phẩm âm nhạc mới mẻ và hấp dẫn.

Ngay sau lễ khai mạc, chương trình hòa nhạc giao hưởng trong đêm mở màn đã giới thiệu 11 tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ các nước, gồm: Giao hưởng “Phù điêu khắc đồng” (Rashid Kalimullin, Nga), "Hồi ức" (Marc Battier, Pháp), "7 ý nghĩ" (Shai Cohen, Israel), "Bài ca về kỷ nguyên mới" (Mak Yui-kan Raphael, Hong Kong), "Vistara" (Jun HyunSuk, Hàn Quốc), “Incident Tableaux” (Chris Gendall (New Zealand), "Khí trời" (Isao Matsushita, Nhật Bản), "Những cái bóng” (Richard Tsang, Hong Kong, Trung Quốc), “Cụ Rùa" (Robert Casteels, Singapore), Trích đoạn vở Opera "Lá Đỏ" (Đỗ Hồng Quân, Việt Nam), "Thăng Long ngàn năm hội ngộ" (Nguyễn Thiếu Hoa, Việt Nam).

Từ ngày 13-18/10, “Festival Âm nhạc mới Á – Âu” sẽ tiếp tục có các buổi biểu diễn tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và miễn phí vé vào cửa cho khán giả. Bên cạnh chuỗi các chương trình hòa nhạc, Festival còn tổ chức hai cuộc tọa đàm với chủ đề Giao lưu âm nhạc mới giữa các nước Á - Âu và Cây đàn Bầu Việt Nam, với sự tham gia của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà soạn nhạc, các nhà nghiên cứu, đào tạo âm nhạc quốc tế và Việt Nam../.

Bài viết khác

Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tập huấn, quán triệt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024

25/04/2024 - 21:10

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức hội nghị Tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024 .

Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật quý I/2024

08/04/2024 - 16:06

Chiều ngày 5/4, Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác Văn học, Nghệ thuật, Hoạt động của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương.

Hội nghị công chức, người lao động Cục Nghệ thuật biểu diễn năm 2023

27/03/2024 - 16:56

Ngày 27/03/2024, tại trụ sở, Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2023.

Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

08/03/2024 - 10:11

Sáng ngày 8/3 Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Ngày hội Phụ nữ, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (08/3/1910 - 08/3/2024.)

Nghệ sĩ hân hoan đón nhận danh hiệu NSND và NSƯT

07/03/2024 - 11:13

Sáng 6/3, Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đích thân trao tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ. Đây là những danh hiệu cao quý để tôn vinh cống hiến của các nghệ sĩ đối với sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật nước nhà thông qua các tác phẩm, công trình nghệ thuật có sức lan tỏa, có tác động xã hội lớn.

Danh hiệu tạo động lực cho nghệ sĩ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội

07/03/2024 - 10:59

Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra sáng 6/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sẽ có 389 nghệ sĩ, trong đó có 125 NSND, 264 NSƯT được trao tặng, truy tặng danh hiệu trong dịp này. Các nghệ sĩ chia sẻ, được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý, tạo động lực cho họ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội.