NSND Thanh Ngoan: Sự nghiệp thăng hoa và trăn trở với nghệ thuật chèo dân tộc
31/01/2023 - 10:12
Là một nghệ sĩ tâm huyết với nghề, Thanh Ngoan luôn trăn trở về thăng trầm của nghệ thuật chèo.
Sự nghiệp thăng hoa của nghệ sĩ chèo hàng đầu Việt Nam
Nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngoan tên thật là Nguyễn Thị Bích Ngoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1966 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
NSND Thanh Ngoan sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, có truyền thống nghệ thuật.
Là người con thứ ba trong gia đình có năm người con (ba gái, hai trai), Thanh Ngoan cùng chị gái là hai người con theo đuổi con đường nghệ thuật chuyên nghiệp (chị gái của Thanh Ngoan là diễn viên Cải lương).
Gia đình Thanh Ngoan sống ở cái nôi chèo, có nhiều anh chị em, cô dì chú bác tham gia công tác nghệ thuật. Vì thế nên cô biết hát chèo từ khi còn rất nhỏ.
Thanh Ngoan tập hát Chèo từ khi mới 9 tuổi, thường tham gia vào các phong trào đoàn xã và đi diễn ở các làng xung quanh. Cô thường được mời đi diễn ở các Hội nghị, chương trình Đại hội Đảng…
Thành công bước đầu của Thanh Ngoan được đánh dấu ở Hội diễn Văn nghệ tỉnh khi cô được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tặng thưởng danh hiệu Thanh thiếu niên xuất sắc vào năm 1979 khi mới 13 tuổi.
Đó cũng là năm cô trúng truyển vào Nhà hát Chèo Việt Nam, bắt đầu trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp tại đây từ năm 1983. Cô nói: "Tôi là một trong những người may mắn được Tổ nghiệp và đồng nghiệp yêu thương nên tham gia bất cứ cuộc thi nào cũng có giải".
Như vậy, tính cả thời gian học tới giờ đã 43 năm NSND Thanh Ngoan theo nghề. Cô luôn hạnh phúc vì là một trong những người được sống trọn đời với nghệ thuật chèo cổ dân tộc.
Do sinh ra ở vùng biển, mọi người thường bảo ăn sóng nói gió, hợp với những vai cá tính nên khi ra sân khấu, NSND Thanh Ngoan cũng thường chọn các vai cá tính. Cô chia sẻ:
"Tôi cũng là phụ nữ, giờ đã lên chức bà với gia đình hay mọi người bên ngoài tôi đều nhẹ nhàng, chỉ có lên sân khấu là phải dữ dằn, ghê gớm vì tôi phải đóng những vai cá tính" (Nguồn: Doanhnghiep).
Vở chèo đầu tiên cô tham gia là vai Đào Huế trong vở Chu Mãi Thuần. Vai nhỏ nhất Thanh Ngoan đóng là vai gánh tiền cho tổng Cóc đi thi. Thời gian đó trước năm 1987, cô vừa ra nghề. Các nghệ sĩ trong nhà hát chèo có hình thể đẹp được vào vai múa còn Thanh Ngoan hơi béo nên vào vai hai cô gánh tiền.
Từ vai nhỏ không hề có thoại tới vai lớn, Thanh Ngoan đều yêu và trân trọng nó. Cô từng chia sẻ tại chương trình Lời tự sự:
"Tôi diễn nhiều vai lắm nhưng dù vai lớn hay vai nhỏ cũng đem lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trong một kịch bản đã xây dựng nên nhân vật thì dù nhỏ hay lớn cũng đều có số phận. Vì thế, tôi chưa bao giờ xem nhẹ vai nào. Lúc nào tôi cũng nghiên cứu, nỗ lực hết mình để diễn tròn vai".
Một vai tôi rất thích là Hoạn Thư trong vở Thúy Kiều, tôi được đóng từ 1990 và đến giờ vẫn nhớ như in từng lời thoại".
Thanh Ngoan cũng là người đầu tiên đưa ca trù vào chèo với vai chủ quán Hồng Châu trong vở Hồ Xuân Hương. Cô diễn thành công cả vai đào lệch và đào thương. Bằng sự lao động nghiêm túc, đến hiện tại, Thanh Ngoan đã gặt hái được nhiều thành công xứng đáng. Thanh Ngoan còn rất sáng tạo khi pha chút hài hước vào các nhân vật và thể hiện sự chiêm nghiêm này qua vai Phương trong Nỗi đau tình mẹ hay vợ Cả Dọc trong Vợ chồng Cả Dọc. Đây là những đóng góp riêng của cô với nghệ thuật chèo.
Ngoài thành công trong nước, Thanh Ngoan còn là gương mặt nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới về hát xẩm và nổi tiếng nhất với bài xẩm Sướng khổ vì chồng.
Cô đã mang tiếng hát và tài năng của mình phục vụ kiều bào tại các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Bên cạnh đó, Thanh Ngoan còn tham gia nhiều hoạt động, nhiều tổ chức xã hội khác. Cô từng là Ủy viên Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội, hàng tháng đứng ra tổ chức các chương trình giới thiệu bộ môn nghệ thuật truyền thống như tuồng - chèo ở Nhà văn hóa Học sinh - Sinh viên thành phố Hà Nội. Đến giờ, NSND Thanh Ngoan vẫn miệt mài duy trì, truyền bá nghệ thuật chèo cổ tới khán giả trẻ.
Những trăn trở, tâm huyết với nghệ thuật chèo cổ
Là một nghệ sĩ tâm huyết với nghề, Thanh Ngoan luôn trăn trở về thăng trầm của nghệ thuật chèo. Tại chương trình Lời tự sự, cô tâm sự:
"Chèo Việt Nam có từ rất lâu rồi, trải qua nhiều giai đoạn. Tôi nhớ giai đoạn đầu vào khoảng năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc. Sau 1986 là giai đoạn mở cửa, mọi người lo cơm áo gạo tiền nên không để ý tới sân khấu.
Đó là khoảng thời gian chèo chông chênh, không đi diễn được nhiều. Chúng tôi cũng tìm cách lôi kéo khán giả, nhưng không thành công lắm.
Tới sau 2000, chèo mới quay trở lại nhưng vẫn chưa thể tự mình nuôi chính cái nghiệp của mình. Các nhà hát vẫn được đầu tư nhưng chưa kéo được khán giả tới mua vé. Nghệ sĩ chúng tôi vẫn sống nhờ đồng lương nhà nước.
Tuy nhiên, những năm gần gây, chèo khởi sắc rất nhiều và được mọi người quan tâm. Nhà nước đã khẳng định chèo là bộ môn nghệ thuật của dân tộc, trải theo dòng văn hóa. Chèo đang sống lại với những hướng đi mới".
NSND Thanh Ngoan cũng chia sẻ thẳng thắn về yêu cầu làm nghề với nghệ thuật chèo cổ:
"Chèo cũng như bất cứ bộ môn nghệ thuật nào khác, đều có những yêu cầu khắt khe. Với chèo, chúng tôi yêu cầu về thanh và sắc, nhưng thanh đưa lên trước sắc. Dù có đẹp đến đâu mà không có giọng hát cũng không theo chèo được.
Nghệ sĩ nhân dân Thanh Ngoan, Nghệ sĩ nhân dân Tự Long biểu diễn duyên dáng trong lễ khai mạc.
Tôi có lợi thế về giọng hát, ngoại hình cũng không đến nỗi nào nên được nhận vào hát chèo. Sau đó, tôi mới nhận ra, chèo còn đòi hỏi cả về khí chất, nội lực, thần thái, múa, diễn. Trong nghệ thuật chèo, tính cường điệu và ước lệ rất lớn".
Theo Báo Tổ quốc
Bài viết khác
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Thúc đẩy nghệ thuật biểu diễn đem lại đóng góp tích cực cho công nghiệp văn hóa
12/02/2025 - 08:51
Sáng 11/02, tại Hà Nội, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì buổi làm việc về các nhiệm vụ phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) và hoạt động của các Nhà hát thuộc Bộ năm 2025. Cùng dự buổi làm việc có các Thứ trưởng: Tạ Quang Đông, Hồ An Phong.
95 năm - Ánh sáng soi đường: Bản giao hưởng của niềm tin, lòng tự hào và khát vọng vươn lên
04/02/2025 - 09:35
Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025). Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Chùm ảnh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “95 năm - Ánh sáng soi đường”
04/02/2025 - 02:51
Tối 3/2, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (Hà Nội), đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường", chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.
GẶP MẶT CÁN BỘ HƯU TRÍ CỤC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN NHÂN DỊP XUÂN ẤT TỴ 2025
20/01/2025 - 12:59
Trong tiết trời se lạnh của những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng ngày 20/01/2025, tại Cục Nghệ thuật biểu diễn diễn ra buổi gặp mặt cán bộ hưu trí trong không khí ấm áp, nghĩa tình. Đây là dịp để tri ân các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác tại Cục sum vầy, chia sẻ những kỷ niệm và cùng hướng về một năm mới tràn đầy hy vọng.
Vinh danh các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật
09/01/2025 - 06:20
Tối 11.1 tại Nhà hát Thành phố Hải Phòng, Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với UBND Thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn, không chỉ nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể xuất sắc mà còn khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến của những người làm nghệ thuật và văn học.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sĩ cần chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong sáng tạo nghệ thuật
31/12/2024 - 06:00
Chiều ngày 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc.