“Đi về phía Mặt trời” Món quà đặc biệt gửi tặng khán giả dịp kỷ niệm Quốc khánh 2.9
02/09/2024 - 14:53
Ngày 1.9, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân Gian Việt Bắc đã tổ chức ra mắt vở nhạc kịch “Đi về phía Mặt trời” tại Rạp biểu diễn số 118 đường Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên. Vở nhạc kịch nhằm hưởng ứng và thực hiện đợt vận động sáng tác văn học nghệ thuật Sống mãi với thời gian hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2030) và 85 năm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2.9.1945 – 2.9.2030).
“Đi về phía Mặt trời” là tác phẩm được chuyển thể từ truyện ngắn “Mường Giơn” của nhà văn Tô HoàiTác giả, tổng đạo diễn, NSƯT Lê Khánh Toàn, Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân gian Việt Bắc cho biết, chương trình được đầu tư công phu về mặt âm nhạc. Tất cả 20 ca khúc và nhạc múa trong “Đi về phía Mặt trời” đều được sáng tác mới, độc quyền do anh viết lời thơ. Các nhạc phẩm có sự phối khí và dàn dựng của các nhạc sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ Đức Trịnh, NSND Trọng Đài, nhạc sĩ Lê Minh Sơn, nhạc sĩ Đức Tân. Đó còn là sự sáng tác, phối khí của nhạc sĩ Vũ Quang Trung từ Hoa Kỳ và nhạc sĩ Cao Đình Thắng trở về từ Học viện Âm nhạc TchaikovskyĐược dàn dựng công phu, với gần 100 nghệ sĩ, diễn viên chủ lực của Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân gian Việt Bắc, đây là tác phẩm đầu tiên được Nhà hát xây dựng dưới hình thức nhạc kịchVở nhạc kịch là lời ca về tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay về tinh thần yêu nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Lý giải con đường tất yếu tìm đến với lý tưởng tự do và con đường cách mạng do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra. Họ cùng nhau đi về phía có ánh sáng, “Đi về phía Mặt trời”Qua nỗi đau thương, mất mát của một gia đình người Thái - theo chân Sạ cùng gia đình và cộng đồng - đối mặt với sự tàn bạo của thực dân và phong kiến, vở nhạc kịch khắc họa những đau thương của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc vào những năm tháng đen tối. Quá trình giác ngộ cách mạng của Sạ, gia đình và người dân Mường Giơn đã cho ta thấy một niềm tin sâu sắc rằng, chỉ có đi theo cách mạng mới thoát khỏi nô lệ, áp bức, lầm thanVới độ dài hơn 90 phút, tác phẩm đã đưa khán giả về miền miền ký ức, thấm đẫm chiều sâu văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng núi Tây BắcTheo NSƯT Lê Khánh Toàn, Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân gian Việt Bắc, trong đêm diễn ngày 1.9, hơn 1.000 chỗ ngồi của nhà hát đã được lấp kín bởi khán giả. Điều này cho thấy sức hút của vở diễn. Để tiếp tục phục vụ khán giả, dự kiến, vở nhạc kịch sẽ được trình diễn tại đêm khai mạc Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 đợt I diễn ra từ 7 – 16.9, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó, Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Dân gian Việt Bắc sẽ tiếp tục lên kế hoạch để đưa vở diễn đến với khán giả ở một số địa phương trên cả nước
Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).
Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Chiều ngày 14 tháng 4 năm 2025, tại Hà Nôi, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì tổ chức chương trình Gặp mặt báo chí, giới thiệu các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VHTTDL nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước đã tập trung khẳng định những thành tựu, kết quả đạt được của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam 50 năm sau ngày thống nhất đất nước; đề xuất, kiến nghị chủ trương, chính sách phát triển văn học, nghệ thuật nước nhà trong giai đoạn mới.
Sau nhiều thập kỷ gắn bó với các chương trình nghệ thuật cách mạng, NSƯT Trường Bắc luôn tâm niệm rằng: nghệ thuật không chỉ tái hiện lịch sử, mà phải khiến người xem “sống cùng” với lịch sử.
Sau 50 năm hòa bình, thống nhất đất nước, VHNT cần tiếp tục là một lực lượng tiên phong, một nguồn năng lượng tinh thần to lớn, cùng dân tộc chinh phục những đỉnh cao mới.
Từ bao đời nay, văn học nghệ thuật (VHNT) luôn là mạch nguồn tinh thần bền bỉ trong hành trình dựng nước và giữ nước. Không chỉ là tiếng nói của tâm hồn dân tộc, VHNT còn là ngọn lửa nuôi dưỡng lý tưởng, là vũ khí sắc bén góp phần quan trọng trên mặt trận văn hóa - tinh thần, đồng hành cùng những bước chuyển mình của đất nước qua từng thời kỳ lịch sử.