“Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số - thống nhất trong đa dạng"

07/10/2024 - 10:21  

Đó là chủ đề Hội thảo do Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam tổ chức vừa diễn ra vào sáng ngày 6.10 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).

 “Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số - thống nhất trong đa dạng“ - ảnh 1
Nhạc sĩ Nông Quốc Bình - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo nhằm đánh giá những thành tựu cũng như những mặt còn tồn tại trong hoạt động văn học nghệ thuật các DTTS thời gian qua… Qua đó, đề ra những định hướng sáng tác, phát triển trong thời gian đến, góp phần bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của các DTTS trong dòng chảy của văn học  nước nhà.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình, các nhà văn, nhà thơ… thuộc các chi hội văn học nghệ thuật trong cả nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, nhạc sĩ Nông Quốc Bình - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam nhấn mạnh, thời gian qua, văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam hiện đại đã có những bước trưởng thành rất đáng tự hào.

Trước hết, phải kể đến đội ngũ văn nghệ sĩ người DTTS xuất hiện ngày càng đông đảo, đã được Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam tập hợp trong một khối đoàn kết và thúc đẩy sáng tạo, sản xuất nhiều tác phẩm phục vụ đồng bào các dân tộc.

Trong các ngành nghệ thuật, văn học và mỹ thuật có sự phát triển nhanh cả về đội ngũ và chất lượng, đặc biệt là văn xuôi, với lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo.

Thơ của các DTTS cũng đã có những đóng góp đáng kể vào nền thơ ca cả nước và mang đậm bản sắc riêng.

Đề tài sáng tác không chỉ tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, ca ngợi quê hương, đất nước, con người mới, mà hiện nay, biên độ sáng tác đã mở rộng hơn rất nhiều.

 “Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số - thống nhất trong đa dạng“ - ảnh 2
Nhà văn Đỗ Kim Cuông - Chi hội Văn học Nghệ thuật các DTTS thành phố Hà Nội

Văn học nghệ thuật các DTTS từng bước bắt nhịp với đời sống của đồng bào dân tộc, ca ngợi cái mới, cái tốt đẹp, đồng thời phê phán cái xấu, cái lạc hậu và cái ác.

Một số tác phẩm đã đi sâu vào khai thác thân phận con người các dân tộc và miền núi. Thể loại sáng tác phong phú và đa dạng hơn; nhiều tác giả mạnh dạn tìm tòi thể hiện các thể loại như văn xuôi, lý luận phê bình và điện ảnh, tuy chưa đông đảo nhưng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế đã được trao cho các tác giả người DTTS. Điều đáng chú ý là ngày càng nhiều tác giả người DTTS có ý thức và quan tâm nhiều hơn đến việc sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ và sáng tác song ngữ.

Bên cạnh đó, công tác sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hàng trăm công trình sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch các loại hình văn nghệ dân gian của các dân tộc Tây Nguyên, Khmer Nam Bộ, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thái, Mông... và của nhiều dân tộc khác đã được biên soạn công phu và có giá trị cao, ra mắt bạn đọc...

Trao đổi tại Hội thảo, nhà văn Đỗ Kim Cuông - Chi hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hà Nội cho biết, nói đến văn học nghệ thuật là nói đến tài năng và con người cụ thể. Do đó, Hội cần có cơ chế, chính sách cụ thể để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và nuôi dưỡng tài năng văn nghệ sĩ, nhất là anh chị em văn nghệ sĩ là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa.

Công việc sáng tạo thuộc về người nghệ sĩ, nhưng nếu người nghệ sĩ không đi vào đời sống, không đồng cam cộng khổ với nhân dân thì khó có thể chia sẻ niềm vui, nỗi khổ với mọi người. Vì vậy, người văn nghệ sĩ cần bám sát cuộc sống, đi vào cơ sở, gần gũi với dân chúng là yêu cầu cấp thiết.

Trong xã hội chuyển biến không ngừng ngày nay, mỗi người văn nghệ sĩ phải tự trang bị cho mình bản lĩnh sống, biết làm chủ và có trách nhiệm với bản thân, với tác phẩm của mình, phân biệt được ranh giới giữa cái xấu và cái ác, bảo vệ cái tốt...

 “Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số - thống nhất trong đa dạng“ - ảnh 3
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình, các nhà văn, nhà thơ… thuộc các chi hội văn học nghệ thuật trong cả nước

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cho rằng, văn học các DTTS Việt Nam luôn hòa quyện vào dòng chảy của văn học Việt Nam đa sắc tộc. Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, việc quan tâm, chăm lo phát triển đội ngũ nhà văn người DTTS là cần thiết để văn học Việt Nam tiếp tục phát triển phong phú và đa dạng. Nền văn học đa ngôn ngữ, chứa đựng đa giọng điệu và đa biểu đạt, hướng đến mục tiêu vì đất nước, vì dân tộc, tôn vinh những giá trị chân - thiện - mỹ.

Với tính đa dạng văn hóa vùng miền, văn học nghệ thuật các DTTS mấy chục năm qua đã góp vào vườn hoa văn nghệ nước nhà những sắc màu không thể trộn lẫn. Đóng góp vào giai đoạn 1975-2025 của văn học nghệ thuật các DTTS rất đa dạng, đề cập đến nhiều phạm vi hoạt động của văn học nghệ thuật các DTTS. Một vấn đề lớn hiện nay là có nhiều văn nghệ sĩ trẻ tâm huyết đã và đang có những đóng góp quan trọng cho văn nghệ các DTTS…

Được biết, Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam có 40 tổ chức cơ sở Hội và Chi hội của 40 tỉnh thành trong cả nước thuộc các chuyên ngành: văn học, âm nhạc, múa, mỹ thuật, sân khấu - điện ảnh, nhiếp ảnh, lý luận phê bình, văn nghệ dân gian... với hơn 1.000 hội viên.

 

Bài viết khác

Buổi gặp mặt đầu tiên của Tân Cục trưởng NSND Nguyễn Xuân Bắc: Khởi đầu mới cho Cục Nghệ thuật biểu diễn

01/11/2024 - 14:30

Sáng ngày 01/11/2024, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn, số 32 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội, tập thể cán bộ, công chức và người lao động Cục NTBD đã có mặt đông đủ để chào đón sự kiện quan trọng: buổi gặp mặt và làm việc đầu tiên của Tân Cục trưởng - Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Xuân Bắc.

Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

30/10/2024 - 15:55

Chiều 30/10, ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao quyết định bổ nhiệm Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức hội nghị gặp mặt trao Quyết định nghỉ hưu đối với công chức

25/09/2024 - 14:55

Sáng ngày 25/9/2024, tại Cục Nghệ thuật biểu diễn, tổ chức buổi gặp mặt và trao quyết định nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức Phạm Thị Hải Yến.

18 tập thể, cá nhân được trao Giải thưởng Đào Tấn 2024

24/09/2024 - 11:43

Tối 22.9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn năm 2024 cho 18 tập thể và cá nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Trại sáng tác truyền lửa cho văn nghệ sĩ

19/09/2024 - 00:04

Trong thời gian tham gia Trại sáng tác viết kịch bản văn học năm 2024, các tác giả đã sáng tác, hoàn thiện 24 kịch bản sân khấu, tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật, thể hiện niềm đam mê sáng tạo và không ngừng tìm tòi cái mới để có những tác phẩm chất lượng, mang hơi thở đời sống.

Họp rà soát triển khai các chương trình nghệ thuật ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do bão lũ

17/09/2024 - 21:46

Thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tại Công văn số 3928/BVHTTDL-VP ngày 13/9/2024 về việc tổ chức các chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp và ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra; ngày 14/9/2024, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã phối hợp 12 Nhà hát thuộc Bộ VHTTDL khẩn trương triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện.