Phụ cấp ưu đãi với người làm việc trong lĩnh vực NTBD: “Cú hích” cho các nghệ sĩ yên tâm với nghề

27/05/2015 - 17:24  

(NTBD) - Khó có thể diễn tả được hết những cảm xúc vui mừng của nhiều nghệ sĩ, diễn viên và người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn khi đón nhận Quyết định 14/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn”.

Quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng
đối với người làm việc trong lĩnh vực BDNT tạo “cú hích” cho các nghệ sĩ
yên tâm với nghề. (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

Không giấu được niềm vui, ông Trần Chí Dũng, Phó Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng VN cho biết Quyết định 14/2015/QĐ-TTg đã giải quyết được những bất cập trong việc tính chế độ phụ cấp đối với người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (NTBD). “So với mức quy định cũ 50.000 đồng, 40.000 đồng, 20.000 đồng/buổi thì mức quy định bồi dưỡng biểu diễn của nghệ sĩ đã được nâng lên rất nhiều là 200.000 đồng, 160.000 đồng, 120.000 đồng và 80.000 đồng. Chỉ cần nhìn sự chênh lệch giữa các mức bồi dưỡng luyện tập và biểu diễn hiện nay đang áp dụng với mức sẽ được áp dụng ở quyết định mới đã thấy rõ sự thay đổi rất lớn”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông, tính trung bình phụ cấp chung về ưu đãi nghề nghiệp, luyện tập biểu diễn của một nhạc công nếu áp dụng cách tính ưu đãi này sẽ được tăng từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/người. Mặt khác, trong văn bản cũng nêu rất rõ chức danh của từng đối tượng hưởng từ phụ cấp, đặc biệt còn tính tới cả yếu tố làm chức vụ quản lý, người có thâm niên vượt khung.
Nguyên tắc chi trả cũng nêu rõ không tính thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi cho những trường hợp cụ thể như đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hay trong nước không trực tiếp làm công việc được phân công; người nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ một tháng; nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời gian theo quy định của Nhà nước… Nếu đơn vị không có chương trình hoặc nghệ sĩ không tham gia chương trình thì cũng sẽ không có chế độ bồi dưỡng luyện tập, biểu diễn.
Nghệ sĩ Quang Khải (Nhà hát Cải lương VN) bày tỏ, không chỉ nghệ sĩ cải lương mà tất cả các nghệ sĩ, diễn viên hoạt động trong lĩnh vực NTBD đều rất vui mừng khi biết được quy định mới này. Chế độ ưu đãi về mặt vật chất đối với những người trong hoạt động NTBD cũng là động lực rất lớn đối với nghệ sĩ. “Sự phân định rạch ròi, chênh lệch giữa các mức bồi dưỡng cũng đánh giá đúng năng lực của từng đối tượng tham gia.
Việc nhận bồi dưỡng tập luyện ở các mức từ 10.000, 15.000, 20.000 đồng/buổi như trước đây giờ được nâng lên 50.000, 60.000, 80.000 đồng/buổi là một bước đổi mới rất lớn. Với khoảng 3 tháng tập luyện cho một chương trình, có ngày lên tới 2 - 3 buổi tập, nếu như được áp dụng chế độ bồi dưỡng nghề nghiệp và luyện tập, biểu diễn theo quy định mới thì sẽ tăng lên con số rất đáng kể”, nghệ sĩ Quang Khải chia sẻ.
Nguồn kinh phí chi trả cho chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp quy định thì ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm cho kinh phí chi thường xuyên hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trong kinh phí thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn, Quyết định 14 cũng đã nêu rất cụ thể đối với trường hợp các đơn vị hằng năm có nguồn thu biểu diễn, sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, nếu có khả năng tài chính thì được xem xét vận dụng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bồi dưỡng luyện tập và bồi dưỡng biểu diễn đối với diễn viên hợp đồng, bồi dưỡng thêm cho diễn viên trong biên chế.
NSƯT Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN cho biết: “Quyết định mới giúp những đơn vị nghệ thuật, đặc biệt là đơn vị đang chuyển đổi mô hình quản lý từ bao cấp sang quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm có thêm cơ sở để chi trả tiền bồi dưỡng cho nghệ sĩ, người lao động. Chỉ những nghệ sĩ nào tham gia tập luyện và biểu diễn trong các chương trình mới được hưởng chế độ phụ cấp tập luyện, biểu diễn. Hiện nay số người lao động thuộc Liên đoàn Xiếc VN lên tới 260 người mà có hơn 100 người đang ở diện hợp đồng. Những ai có năng lực, có trình độ thì sẽ được lựa chọn tham gia vào các chương trình không phân biệt giữa người trong biên chế hay hợp đồng. Điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trong nghề nghiệp giữa các cá nhân. Nếu ai có trình độ quá kém hoặc quá tuổi để đứng trên sân khấu thì đương nhiên sẽ phải chấp nhận cơ hội bị đào thải, không tham gia các chương trình biểu diễn, đồng nghĩa với việc không được hưởng chế độ phụ cấp luyện tập, biểu diễn…” .
Với 11 năm hoạt động trên sân khấu xiếc, nghệ sĩ Nguyễn Đức Tài (Liên đoàn Xiếc VN) nhẩm tính theo mức lương hệ số 2,46 và tham gia vào áp dụng vào mức diễn viên đóng vai chính của quyết định mới thì mức phụ cấp nghề nghiệp mỗi tháng sẽ là 400.000 đồng. Mỗi tháng một diễn viên chính như Tài có 12 suất diễn với mức phụ cấp biểu diễn 200.000 đồng thì chưa kể tiền bồi dưỡng tập luyện, mức thu nhập thêm mỗi tháng của Tài vào khoảng 3.000.000 đồng. Nguyễn Đức Tài chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng phấn khởi nếu mỗi tháng có thêm được 3.000.000 đồng. Việc tập luyện và biểu diễn của xiếc vô cùng vất vả, thậm chí người nghệ sĩ phải trả giá bằng cả sinh mạng của mình để tạo nên những pha biểu diễn mạo hiểm nhằm hấp dẫn khán giả. Chúng tôi thấy rằng quyết định cũng rất chi tiết, đề cập tới mọi đối tượng không riêng gì nghệ sĩ biểu diễn mà còn những người sau cánh gà như kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng, người phục vụ công tác biểu diễn”.

Nguồn: VH

Bài viết khác

Vinh danh các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật

09/01/2025 - 06:20

Tối 11.1 tại Nhà hát Thành phố Hải Phòng, Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với UBND Thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn, không chỉ nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể xuất sắc mà còn khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến của những người làm nghệ thuật và văn học.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sĩ cần chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong sáng tạo nghệ thuật

31/12/2024 - 06:00

Chiều ngày 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc.

Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ

31/12/2024 - 04:09

Chiều 30/12/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ.

Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ Trấn hồi sinh qua lăng kính nghệ thuật

30/12/2024 - 21:03

Tối 29.12, chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ Trấn” đã diễn ra tại khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), thu hút sự quan tâm của hơn 1.600 người. Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, tổng đạo diễn chương trình cùng lãnh đạo các cục, vụ, các đơn vị chức năng của Bộ VHTTDL.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật “Việt Nam – Huyền sử diễn ca" "Thăng Long – Tứ Trấn”

28/12/2024 - 23:59

Tối 28/12, tại 19C Hoàng Diệu, dưới tiết trời đầu đông Hà Nội, 450 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên và thiếu nhi đã dốc toàn bộ tâm huyết trong buổi tổng duyệt chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca” “Thăng Long – Tứ Trấn”. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Tạ Quang Đông – đồng thời là tổng đạo diễn của chương trinh, buổi tổng duyệt diễn ra đầy ấn tượng và trọn vẹn sự độc đáo.

CÔNG BỐ 35 TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT ĐƯỢC NGHIỆM THU TRONG CUỘC PHÁT ĐỘNG SÁNG TÁC “SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN”

28/12/2024 - 15:52

Sáng ngày 28/12, tại Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức trọng thể Lễ công bố các tác phẩm văn học, nghệ thuật được nghiệm thu trong cuộc phát động sáng tác với chủ đề “Sống mãi với thời gian” giai đoạn 2022 -2025.