NSƯT Văn Vượng qua đời ở tuổi 83

14/02/2023 - 14:35  

Ngày 14-2, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã phát đi thông báo, Nghệ sĩ Ưu tú Văn Vượng tức Văn Hữu Vượng - thành viên của Trung tâm đã rời cõi tạm lúc 14h ngày 11.2 tại nhà riêng ở Cầu Giấy, Hà Nội.

NSƯT Văn Vượng là nghệ sĩ khiếm thị chơi guitar nổi tiếng ở Việt Nam

Nghệ sĩ guitar Văn Vượng tên đầy đủ là Văn Hữu Vượng, sinh năm 1941 tại Hải Dương. Khi mới 5 tuổi, ông bị khiếm thị do biến chứng quái ác của bệnh đậu mùa. Năm 7 tuổi, từ chiếc âu đựng trầu bị mất nắp của mẹ, Văn Vượng đã lần mò chắp nối sợi dây cao su vào, kéo căng ra và gẩy lên những âm thanh như đàn. "Cây đàn" tự tạo ấy đã trở thành niềm vui duy nhất của ông trong thời gian dài. Không biết chữ, không biết nhạc, nhưng Văn Vượng không chịu đầu hàng số phận, ông mày mò học theo lối nhập tâm và chỉ sau năm tháng, ông thuộc được giáo trình Ferdinando Carulli.

Năm 1954, ông bắt đầu học hệ thống chữ nổi do một người bạn dạy. Khi mới 15 tuổi, ông sáng tác ca khúc đầu tay là Hoàng hôn trên sông sau chuyến đi chơi vịnh Hạ Long. Cơ duyên dẫn ông tìm đến các nhạc sĩ Văn Cao, Đỗ Nhuận và được chỉ dạy nhiều về sáng tác và hòa thanh, còn nhạc sĩ Tạ Tấn chỉ cho ông những kỹ thuật diễn tấu tên cây đàn guitar và nhiều nghệ sĩ đã trợ giúp cho ông những kiến thức cơ bản để tiếng đàn của ông ngày một điêu luyện. 18 tuổi, ông chính thức lên sân khấu biểu diễn bài Trống cơm của danh cầm Tạ Tấn, được hưởng ứng nồng nhiệt. Sau đó Đài Tiếng nói Việt Nam về tỉnh Hải Dương ghi âm một số bản nhạc của Văn Vượng. Từ đó, ông càng quyết tâm trau dồi kiến thức âm nhạc.

Năm 1968, đạo diễn Trần Văn Thủy đã mời nghệ sĩ Văn Vượng tham gia bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai (1982) sau khi xem ông biểu diễn tác phẩm Du kích ca. Tham gia bộ phim Hà Nội trong mắt ai là dấu ấn sâu đậm nhất của nghệ sĩ Văn Vượng. Phim mở đầu bằng hình ảnh của ông - người nghệ sĩ guitar khiếm thị luôn khao khát một lần nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố.

Phim kết lại cũng bằng âm thanh tuyệt đẹp của ca khúc cùng tên do nghệ sĩ Văn Vượng sáng tác và trình diễn. Trong phim, ông còn trình diễn các bài chuyển soạn như: Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Hà Nội mùa thu, Em ơi Hà Nội phố...

Nghệ sĩ Văn Vượng là nghệ sĩ khiếm thị chơi guitar nổi tiếng ở Việt Nam, cũng là tác giả của nhiều ca khúc như: Hãy quên đi đừng khóc nữa, Bầu trời trong tim anh… Ông thường được nhắc tới với thành công trong biên soạn chuyển thể nhiều tác phẩm nổi tiếng như For Elise của Beethoven, Nhạc chiều của Schubert, Phiên chợ Ba Tư của Ambecatenbey hay Diễm xưa, Cát bụi của Trịnh Công Sơn… Cùng với đó, ông biểu diễn nhạc phẩm nổi tiếng như: Bài ca hy vọng và Trường ca sông Lô. Ông có khoảng 8.000 buổi biểu diễn khắp mọi miền đất nước. Ông cũng đã phát hành  11 đĩa CD và cho ra mắt hơn 30 ca khúc được công chúng đón nhận. Nghệ sĩ khiếm thị Văn Vượng đã từng được Đài THVN tôn vinh là một trong 100 nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam.

Năm 2012, Nghệ sĩ Văn Vượng đoạt Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội cho những cống hiến của mình. Với những đóng góp của âm nhạc, ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào năm 1997.

Lễ viếng NSƯT Văn Vượng diễn ra vào 14h30 ngày 15.2 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 354, Hà Nội. Sau đó, gia đình sẽ đưa linh cữu ông đi hỏa táng vào 15h30 tại Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội, an táng tại nghĩa trang quê nhà ở Hải Dương.

TH

Bài viết khác

Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật quý I/2024

08/04/2024 - 16:06

Chiều ngày 5/4, Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác Văn học, Nghệ thuật, Hoạt động của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương.

Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

08/03/2024 - 10:11

Sáng ngày 8/3 Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Ngày hội Phụ nữ, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (08/3/1910 - 08/3/2024.)

Nghệ sĩ hân hoan đón nhận danh hiệu NSND và NSƯT

07/03/2024 - 11:13

Sáng 6/3, Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đích thân trao tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ. Đây là những danh hiệu cao quý để tôn vinh cống hiến của các nghệ sĩ đối với sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật nước nhà thông qua các tác phẩm, công trình nghệ thuật có sức lan tỏa, có tác động xã hội lớn.

Danh hiệu tạo động lực cho nghệ sĩ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội

07/03/2024 - 10:59

Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra sáng 6/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sẽ có 389 nghệ sĩ, trong đó có 125 NSND, 264 NSƯT được trao tặng, truy tặng danh hiệu trong dịp này. Các nghệ sĩ chia sẻ, được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý, tạo động lực cho họ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội.

Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

06/03/2024 - 15:38

Nhằm tôn vinh các nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc, ngày 6/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 10.

Đảm bảo Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT diễn ra thực sự ý nghĩa, ấn tượng, trang trọng và chuyên nghiệp

05/03/2024 - 21:59

Sáng 5/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức tổng duyệt Chương trình nghệ thuật tại Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10.