NSND Tự Long: " Tôi muốn con mình luôn thấy được bố mẹ yêu thương"
30/07/2021 - 17:02
VHO-Ngắm những bức ảnh trong fanpage hay facebook của NSND Tự Long với một loạt những sinh hoạt ấm cúng, vui vẻ của anh bên vợ và các con sẽ thấy anh là một người chồng,người cha rất yêu gia đình. Anh có thể “làm ngựa” cho cả 2 cô con gái nhỏ cưỡi nhong nhong khắp trong nhà hoặc như cảnh ngồi bên con gái để dạy con học. Giữ vai trò Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội và hàng loạt những show biểu diễn, khó ai có thể nghĩ Tự Long lại có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình nhiều đến thế.
Để có được vị trí hôm nay, NSND Tự Long đã trải qua một thời trẻ vô cùng gian khó
“1 tuổi tôi đã phải xa bố mẹ về sống với bà nội ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Đến năm 15 tuổi, tôi mới về sống với bố mẹ một vài năm sau đó phải bươn trải kiếm sống. Thiếu thốn tình cảm cha mẹ từ nhỏ nên giờ tôi luôn tâm niệm là dẫu có bận bao nhiêu đi nữa thì cũng phải có thời gian để ở bên các con, nấu cho chúng những bữa ăn thật ngon, chơi với chúng những trò chơi của trẻ thường thích và sẵn sàng lắng nghe những lời chia sẻ của con trẻ. Bây giờ bọn trẻ còn ở trong vòng tay mình, khi lớn, cuộc sống sẽ đẩy mình ra xa khỏi chúng nó thì lúc đó có muốn quan tâm tới cũng không được nữa”, NSND Tự Long chia sẻ.
Bố mẹ NSND Tự Long thuộc lớp diễn viên đầu tiên của Đoàn Dân ca Quan họ Hà Bắc (nay là Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh) vì vậy họ cũng phải theo đoàn đi nay đây mai đó biểu diễn. Đó là lý do mà Tự Long phải về sống với bà nội. Trước khi theo con đường nghệ thuật, Tự Long đã từng tốt nghiệp Trung cấp Xây dựng Yên Thường, Gia Lâm, có bằng 3/7 nghề mộc và sau đó đi làm thợ mộc kiếm sống. Có lúc anh còn làm lơ xe, phụ hồ xách vữa cho các công trình trên thị xã, chạy xe ôm để tăng thu nhập, có tiền nuôi sống bản thân và gửi về cho gia đình. Sau khi dành dụm được chút tiền, anh thi vào Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và bén duyên với nghề diễn.
Tổ ấm hạnh phúc của NSND Tự Long
Tự Long luôn dành rất nhiều thời gian để vui chơi với con khi thực hiện giãn cách xã hội
Nhiều người biết Tự Long là diễn viên hài nổi tiếng nhưng chỉ có bạn bè, người thân là biết anh là có biệt tài nấu ăn rất ngon. Sống với bà nội lại là con cả trong gia đình nên Tự Long phải tự lập, anh sớm biết nấu nướng và rất thích nấu nướng. Các “đời bếp’ thủa nghèo khó xưa kia từ bếp rơm của bà nội đến bếp trấu, bấu củi, bếp dầu của bố mẹ, Tự Long đều đã từng nấu. Nay thì dù rất bận nhưng Tự Long vẫn thường nấu ăn cho vợ con bởi các con “chỉ thích cơm bố nấu”. Các món ăn truyền thống vào dịp lễ Tết Tự Long đều biết nấu và nấu rất ngon. Mâm cỗ tất niên truyền thống của gia đình Tự Long thường có đủ 5 đĩa, 4 bát. Năm đĩa gồm thịt gà luộc, giò nạc, giò thủ, giò hạt lựu, nộm, thêm đĩa bánh chưng mới luộc. Các món có thể thay đổi tùy từng nhà, tùy từng năm. Bốn bát gồm canh bóng, canh măng, canh miến, canh khoai tây hoặc khoai sọ.
Một bữa cỗ của gia đình nghệ sĩ
Những bữa cơm thường ngày trong gia đình, Tự Long luôn là đầu bếp chính, anh nghĩ ra đủ các món sáng, trưa, tối để phục vụ vợ và các con. Bà xã của Tự Long không ít lần càm ràm vì “tội” chồng mình rất thích bày vẽ và khi nấu ăn thì bao giờ cũng nhiều đồ và mỗi lần sau bữa cơm chị phải thu dọn và rửa một đống bát đĩa. NSND Tự Long nói: “Tiền mua thức ăn không nhiều nhưng lại tốn rất nhiều thứ gia giảm như hành, tỏi, xả, ớt, mắm tôm, riềng mẻ.Với tôi những thứ gia vị là không thể thiếu trong một món ăn. Dẫu có mâm cao cỗ đầy bao nhiêu nhưng nếu bát nước chấm không liên quan sẽ làm giảm đi chất lượng món ăn”. Tự Long rất chiều theo sở thích ăn uống của các con, anh sẵn sàng mất rất nhiều thời gian để ướp các món như thịt nướng hun khói, thịt kho tầu, cá kho riềng hay sườn sào chua ngọt. Ví dụ như để nấu nồi cá kho anh cũng phải làm rất cầu kì theo cách làm truyền thống của các cụ là phải kho 3 lửa cá mới đạt tiêu chuẩn.
NSND Tự Long và NSƯT Xuân Bắc luôn sát cánh bên nhau trong nghệ thuật và cả các hoạt động xã hội, cả hai đều rất tích cực quyên góp ủng hộ người dân ở các vùng dịch
Giọng hát chèo ngọt lịm của Tự Long đã hát rất nhiều các bài ca ủng hộ tinh thần chống dịch Covid-19
Vở chèo Nguyễn Văn Cừ : Tuổi trẻ chí lớn là vở diễn đầu tay của Tự Long với vai trò đạo diễn
NSND Tự Long không chỉ hát hay mà anh chơi thể thao cũng rất tốt, tất cả các môn thể thao như cầu lông, tennis, bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn… anh đều rất thành thạo. Thủa nhỏ vất vả nên cái gì Tự Long cũng biết, cũng ham và như anh chia sẻ anh có rất nhiều những thành tích bất hảo như nhiều lần bị gãy tay, đứt dây chằng, khâu chân tay do đá bóng, đua xe đạp… Vốn là một đứa trẻ hiếu động nên giờ trở thành một ông bố, Tự Long rất thích chơi với các con. Anh dành nhiều thời gian và nghĩ ra rất nhiều trò để chơi với hai cô con gái của mình. Thế nên rất dễ gặp cảnh Tự Long làm ngựa cho cả hai cô con gái cùng cưỡi hoặc các con tíu tít bên bố phụ bố nấu bếp, làm việc nhà. Hỏi về việc hướng các con đi theo con đường cũng như sở thích của bố mẹ không thì Tự Long cho biết anh không gò các con phải tập luyện hay ép chúng phải đi theo con đường nghệ thuật. Quan điểm của Tự Long là không dạy con và hướng con theo suy nghĩ của mình, anh cho rằng đến một thời điểm nào đó nếu có tố chất làm nghề gì, mỗi đứa sẽ tự thể hiện và điều anh quan tâm hơn cả đó là con mình thích gì, muốn làm gì. Với Tự Long thì thời điểm này, nhất là mùa dịch giã, các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn tới các con khi chúng nghỉ học online ở nhà. Cần hướng dẫn mọi kỹ năng và biện pháp để phòng tránh dịch Covid-19 cho con cái.
Theo Báo Văn hóa
Bài viết khác
Đêm tôn vinh những sáng tạo nghệ thuật tại Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1)
01/12/2024 - 01:52
Tối ngày 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1) đã chính thức khép lại bằng một Lễ Bế mạc đầy cảm xúc và ấn tượng, đây là sự kiện đánh dấu thành công rực rỡ của chuỗi hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp quy mô toàn quốc.
Thầm lặng sau màn nhung sân khấu tại Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1)
26/11/2024 - 13:38
Đằng sau sự thành công của mỗi đêm diễn là sự hỗ trợ nhiệt thành từ Ban Tổ chức, với việc bố trí, sắp xếp lịch hợp luyện sâu khấu của 13 đơn vị tham gia liên hoan một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, từng nội dung diễn thi cùng sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả là nguồn cảm hứng bất tận đã góp phần quan trọng để nửa chặng đường liên hoan diễn ra suôn sẻ.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam
22/11/2024 - 17:18
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (1984-2024), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã gửi Thư chúc mừng. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng.
Khai mạc Liên hoan Ca Múa Nhạc Toàn quốc - 2024 (Đợt 1): Nơi sắc màu nghệ thuật được lan tỏa
22/11/2024 - 01:32
Tối ngày 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (Đợt 1) chính thức khai mạc, đánh dấu sự kiện văn hóa nghệ thuật quan trọng trong năm, thu hút sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc trên cả nước. Đây là dịp để các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công… từ khắp mọi miền thể hiện tài năng và đam mê qua các chương trình nghệ thuật đặc sắc, hứa hẹn mang đến những tiết mục chất lượng, phong phú và giàu bản sắc dân tộc.
Sẵn sàng cho Lễ hội nghệ thuật đặc sắc tại Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (Đợt 1)
20/11/2024 - 22:29
Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 tại Vĩnh Phúc đang đến rất gần, và không khí tại đây đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện từ sân khấu, âm thanh, ánh sáng đến công tác tuyên truyền, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc và khó quên.
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cần tiếp tục phát huy truyền thống, đào tạo những tài năng âm nhạc lớn cho nước nhà
20/11/2024 - 09:24
Sáng 19/11, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã tới thăm, chúc mừng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).