Nỗ lực góp phần gìn giữ nghệ thuật Cải lương

28/09/2023 - 15:24  

Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc - 2023 là nỗ lực, là “đòn bẩy” mà Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) gìn giữ sân khấu truyền thống.

Hội đồng Giám khảo Cuộc thi 

Đầu những năm 1990, sự bùng nổ của làn sóng băng video, phim nhựa và truyền hình khiến Cải lương mất thế thượng phong. Sân khấu ca cổ không còn nhiều đất sống, các chủ đoàn hát tư nhân rút vốn đầu tư. Giữa thập niên 1990, sàn diễn dần thoái trào, khán giả đến rạp ít hơn vì chuộng xem băng video. Cải lương nguyên tuồng cũng bị "bức tử", nhiều rạp chỉ lấy trích đoạn vở cũ hay nhất ra biểu diễn. Sân khấu rơi vào cảnh đìu hiu vì không còn cảnh khán giả rần rần xếp hàng đi xem Cải lương. Đến đầu thế kỷ 21, nhiều loại hình giải trí nghe nhìn, game show, Internet phát triển mạnh mẽ khiến sân khấu truyền thống khốn đốn, khán giả thưa vắng, kịch bản và nguồn nhân lực thiếu hụt trầm trọng, các đoàn hát sụt giảm số lượng và thiếu chỗ biểu diễn, nghệ sĩ cải lương không thể bám trụ với nghề…NSND Vương Hà chia sẻ: “Vào thời hoàng kim, một suất nếu bán chỉ vài trăm vé nghệ sĩ đã chê. Giờ chỉ mong mỗi suất có vài trăm khán giả đến rạp xem là mừng lắm rồi. Thời đại 4.0 với muôn vàn khó khăn, trăn trở, có thể làm môn nghệ thuật truyền thống bị mai một, nhưng người nghệ sĩ Cải lương vẫn ngày ngày cống hiến sức mình, đem nhiệt huyết “đẩy” tiếng ca gần với công chúng, để cải lương mãi sống trong lòng giới mộ điệu”.

Phía sau sân khấu, các nghệ sĩ hỗ trợ nhau hết mình để hoàn thành tốt phần diễn thi

Qua rồi thời vàng son, sân khấu cải lương hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn trong bảo tồn và phát huy di sản dân tộc. Lối ra nào cho cải lương là vấn đề mà các nhà quản lý nghệ thuật đau đáu tìm lời giải.

NSƯT Kim Phương luôn dõi theo phần thi của lớp nghệ sĩ kế cận 

“Với nỗ lực khôi phục nghệ thuật cải lương, Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc - 2023 đã đi đến gần cuối chặng đường. Cuộc thi đã tạo điều kiện để những nghệ sĩ cải lương tiếp tục nuôi dưỡng niềm đam mê, từ nghệ sĩ gạo cội cho đến nghệ sĩ trẻ hăng say tập luyện, cống hiến cho khán giả những màn diễn xuất thần. Đây cũng chính là “đòn bẩy mà Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) gìn giữ sân khấu truyền thống”, Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết:

NSƯT Hoàng Tùng trao đổi về các câu chuyện hậu trường của Cuộc thi 

NSND - Đạo diễn Giang Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam chia sẻ: "Cuộc thi tạo được sức hút và nó có sức lan tỏa để anh chị em văn nghệ sĩ, diễn viên có điều kiện, có cơ hội, có niềm đam mê yêu thích nghệ thuật sân khấu cải lương và còn sức khỏe tham gia, đó là sự lý thú và đổi mới".

Sau bức rèm nhung ấy là sự khổ luyện, vượt qua mọi khó khăn để được làm nghề

Nhiều người quan ngại về sự mai một của nghệ thuật Cải lương do thiếu lực lượng nghệ sĩ kế thừa. Nhìn vào con số các cuộc thi Cải lương, vọng cổ, những nghệ sĩ trẻ hoạt động ở các đoàn và nguồn từ các trường văn hóa - nghệ thuật, có vẻ khả quan nhưng thực chất không có mấy người thành công. Nhưng có một điều chắc chắn và dễ thấy là dù số bạn trẻ thành công ít nhưng đã theo nghề thì tất cả lại đem hết tâm hồn, sống chết với từng vai diễn. Để có những tiết mục biểu diễn trên sân khấu trong 25 phút, người diễn viên phải luyện tập cả tuần, đôi khi vài ba tháng. Hát, múa, đàn… là một nghề đặc thù, đòi hỏi phải hội tụ nhiều yếu tố như thanh, sắc, năng khiếu… Người nghệ sĩ cũng phải chấp nhận quy luật đào thải khắc nghiệt. Tuổi thanh xuân đã qua là khó có diễn viên nào có thể trụ lại được dưới ánh đèn sân khấu. Muốn thực hiện những động tác múa đẹp, xướng âm đúng trường độ, âm vực của những nốt nhạc khó… đòi hỏi diễn viên không ngừng luyện tập. Sân khấu mang đến cho người nghệ sĩ sự lộng lẫy, tán dương của khán giả, nhưng sau bức rèm nhung ấy là sự khổ luyện, vượt qua mọi khó khăn để được làm nghề, sống với nghề.

Người nghệ sĩ Cải lương đã theo nghề là đem hết tâm hồn, sống chết với từng vai diễn

Sân khấu Cải lương đang trong giai đoạn thăng trầm, nhưng chưa hề bị quên lãng. Từ nhiệt tâm của giới nghệ sĩ đến sự vào cuộc của chính quyền Trung ương, địa phương, tin tưởng rằng, công nghệ giải trí thời đại 4.0 đang lớn mạnh cũng không khiến các loại hình nghệ thuật truyền thống bị quên lãng.

Bộ phận âm thanh, ánh sáng ngày đêm hỗ trợ thí sinh tham gia Cuộc thi 

Tuy vậy, để nghệ thuật Cải lương có đất sống và là món ăn tinh thần hấp dẫn với khán giả hiện đại, vẫn cần sự năng động, thay đổi từ sân khấu, vở diễn đến cách tiếp cận phù hợp, từ đó mới thu hút nhiều người chung tay bảo tồn môn nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc.

Cùng xem thêm những hình ảnh hậu trường tại Cuộc thi Tài năng diễn viên Cải lương toàn quốc - 2023:

Thủy Dương 

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tập huấn, quán triệt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024

25/04/2024 - 21:10

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức hội nghị Tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024 .

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba trong Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024

09/04/2024 - 15:47

Sáng 9-4, tại Thư viện Quân đội (Hà Nội), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba trong Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc trong các nhà trường quân đội.

Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật quý I/2024

08/04/2024 - 16:06

Chiều ngày 5/4, Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác Văn học, Nghệ thuật, Hoạt động của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương.

Hội nghị công chức, người lao động Cục Nghệ thuật biểu diễn năm 2023

27/03/2024 - 16:56

Ngày 27/03/2024, tại trụ sở, Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2023.

Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

08/03/2024 - 10:11

Sáng ngày 8/3 Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Ngày hội Phụ nữ, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (08/3/1910 - 08/3/2024.)

Nghệ sĩ hân hoan đón nhận danh hiệu NSND và NSƯT

07/03/2024 - 11:13

Sáng 6/3, Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đích thân trao tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ. Đây là những danh hiệu cao quý để tôn vinh cống hiến của các nghệ sĩ đối với sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật nước nhà thông qua các tác phẩm, công trình nghệ thuật có sức lan tỏa, có tác động xã hội lớn.