“Nhịp điệu quê hương”: Sức hấp dẫn lan tỏa của nghệ thuật truyền thống

06/10/2016 - 16:08  

“Nhịp điệu quê hương” là tác phẩm đặc sắc được Nhà hát Múa rối Việt Nam lựa chọn biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội phục vụ công chúng yêu nghệ thuật Thủ đô và cả nước theo chủ trương công diễn thường xuyên các Chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao về tư tưởng, nội dung nghệ thuật tại thánh đường nghệ thuật Nhà hát Lớn của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện.

“Nhịp điệu quê hương” là tác phẩm đã đạt đến “cảnh giới” cao của nghệ thuật múa rối. Ảnh: Đăng Huy


Quan niệm “múa rối chỉ dành cho trẻ con và ít có sự quan tâm tìm hiểu” thực sự sai lầm trong trường hợp của “Nhịp điệu quê hương” bởi tác phẩm này đã đạt đến “cảnh giới” cao của nghệ thuật múa rối. Đó là sự hòa quện giữa những điều tưởng chừng đơn giản, bình dị của cuộc sống thường ngày, của truyền thống. Qua sự sáng tạo của người nghệ sĩ, những con rối vô tri đã khắc họa bức tranh quê hương tuyệt sắc, có hồn, kết hợp giữa đương đại và truyền thống trên sân khấu của thánh đường nghệ thuật, một màn biểu diễn hoàn hảo về đạo diễn, diễn viên, âm nhạc, cảnh trí…, một chương trình rất Việt Nam.

Quê hương là cái nôi nuôi dưỡng bao thế hệ người Việt cả về thể chất và tâm hồn. “Nhịp điệu quê hương” cũng chính là nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu của tình yêu thông qua ngôn ngữ nghệ thuật rối.
 

“Nhịp điệu quê hương” cũng chính là nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu của tình yêu thông qua ngôn ngữ
nghệ thuật rối. Hình ảnh trích đoạn "Múa Sen Việt". Ảnh: Đăng Huy


Chương trình do NSƯT Nguyễn Tiến Dũng làm đạo diễn, tác giả và chỉ đạo nghệ thuật, với sự tham gia của NSƯT Vương Tất Lợi trong vai trò họa sĩ tạo hình, các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Múa rối Việt Nam, trên nền các tác phẩm âm nhạc của  nhạc sĩ Đức Trịnh, NSƯT Đinh Linh, nhạc sĩ Mai Kiên…

Đúng như tên gọi, “Nhịp điệu quê hương” được dàn dựng dựa trên một số làn điệu dân ca truyền thống, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Tổng thể chương trình là sự hòa quyện giữa lời ca và sự chuyển động của con rối để tạo nên tác phẩm nghệ thuật ấn tượng,mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
 

Chất liệu mây tre đan làm điểm nhấn trọng tâm của chương trình. Ảnh: Đăng Huy


Đạo diễn NSƯT Nguyễn Tiến Dũng đã lựa chọn chất liệu mây tre đan làm điểm nhấn trọng tâm của chương trình. Con rối được làm từ những vật dụng quen thuộc trong đời sống thường ngày như: thúng, mủng, rổ rá, dần, sàng, chổi quét nhà, quạt nan, rơm rạ… với gam màu trầm ấm.
 

Tiết mục "Múa gà". Ảnh: Đăng Huy
Tiết mục "Bù nhìn rơm". Ảnh: Đăng Huy


Bằng những động tác tinh tế, khéo léo, những đôi tay “biết nói”, bằng ngôn ngữ đặc trưng của nghệ thuật rối đã biến chúng thành những cô thôn nữ trong trang phục mớ bảy mớ ba, thành đàn gà cục ta cục tác, thành cánh cò trong lời ru của mẹ, thành cậu bé thổi sáo chăn trâu … thành bức tranh cuộc sống, thành khung cảnh lao động hăng say, thành quê hương ngự trị trong trái tim mỗi người Việt Nam thông qua các trích đoạn: “Đeo mặt nạ”, “Chăn trâu”, “Múa sen Việt”, “Hát ru”, “Múa gà”, “Múa chân”… Người xem bị chinh phục bởi chính sức hấp dẫn lan tỏa từ “Nhịp điệu quê hương”, từ những yếu tố quen mà lạ được lồng ghép tinh tế. Tất cả cùng hòa thanh tạo nên  “Nhịp điệu quê hương”, da diết, mộc mạc mà sâu lắng, một chương trình “đậm đà” hương vị dân gian nhưng vẫn mang hơi thở đương đại.

Điều này cũng giải thích vì sao “Nhịp điệu quê hương” lại có sức hút kỳ lạ đến như vậy không chỉ đối với khán giả trong nước mà còn cả với những khán giả ngoại quốc, những người thậm chí chưa từng đặt chân đến Việt Nam. Chương trình “Nhịp điệu quê hương” đã đạt giải thưởng cao nhất, tại Lễ hội múa rối thế giới Bangkok-Thái Lan năm 2014.
 

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện tăng hoa cho các nghệ sĩ. Ảnh: Đăng Huy


Không chỉ khẳng định tài năng của các nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Việt Nam, “Nhịp điệu quê hương” còn khắc họa rõ nét cái tâm của người nghệ sĩ, khắc họa say mê, sự cống hiến của họ đối với nghệ thuật múa rối nói riêng và nền nghệ thuật biểu diễn nước nhà nói chung.

Trong bối cảnh nghệ thuật múa rối đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, thành công của “Nhịp điệu quê hương” trên sân khấu Việt Nam và quốc tế sẽ đưa nghệ thuật múa rối, đặc biệt là rối cạn đến gần hơn với công chúng, góp phần quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu.



Gia Linh 

Bài viết khác

Sân khấu Việt Nam - Nhịp cầu hữu nghị Việt - Nga: Khi nghệ thuật trở thành sứ giả hữu nghị

15/07/2025 - 15:30

Từ ngày 15 - 27.7.2025, trong khuôn khổ chương trình Sân khấu Việt Nam – Nhịp cầu hữu nghị Việt – Nga, Sân khấu Lệ Ngọc sẽ mang vở kịch Lá đơn thứ 72 sang lưu diễn tại Moscow và St. Petersburg (Liên bang Nga).

Tăng cường phối hợp, phát huy sức mạnh toàn ngành nghệ thuật biểu diễn tại Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh

10/07/2025 - 23:55

Chiều 10/7, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 – 02/9/2025).Cuộc họp không chỉ thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc

NSND Xuân Bắc nhận thêm nhiệm vụ mới

27/06/2025 - 07:12

NSND Xuân Bắc có tên trong danh sách 32 đồng chí được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2025-2030.

Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Lan tỏa tinh thần đổi mới, khát vọng phát triển

27/06/2025 - 06:55

"Khi lắng nghe bài phát biểu sâu sắc và truyền cảm hứng của Tổng Bí thư Tô Lâm, đặc biệt là cụm từ 'kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' trong tôi như có luồng sinh khí mới. Từ cảm xúc ấy tôi viết lên giai điệu và ca từ của tác phẩm Vươn mình - Kỷ nguyên mới” - tác giả Trịnh Minh Ước chia sẻ về ca khúc đạt giải C Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

26/06/2025 - 10:27

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 24/6/2025 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tri ân sâu sắc lực lượng chủ công trong việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn và văn học đến với công chúng

22/06/2025 - 22:06

Sáng ngày 22/6, trong không gian ấm cúng, trang trọng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn cùng 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình “Gặp mặt những người làm Báo gắn bó với Nghệ thuật biểu diễn và Văn học” - Hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tri ân lực lượng chủ công trong việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn và văn học đến với công chúng, khán giả nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)