Nhà hát Cải lương Việt Nam tái hiện cuộc đời "Vì nghĩa nước non" của công chúa An Tư
18/07/2023 - 16:47
"Vì nghĩa nước non" của tác giả Trần Hồng Vân, chuyển thể cải lương NSƯT Ngọc Chi, NSND Hoàng Quỳnh Mai đạo diễn, được công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 17 và 18/7. Đây là dự án quan trọng thứ hai của Nhà hát Cải lương Việt Nam được trình diện khán giả trong năm nay sau tác phẩm kịch kinh điển thế giới Mê Đê do NSƯT Lê Chức dàn dựng.
"Vì nghĩa nước non" tập trung khai thác giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời công chúa An Tư (là em của vua Trần Thánh Tông và là cô ruột của vua Trần Nhân Tông) khi đã chấp nhận gạt tình riêng, hy sinh bản thân, trở thành "cống vật" và làm thiếp của tướng giặc Thoát Hoan, nhằm kìm hãm quân giặc, cứu đất nước trong lúc gian nguy.
Sau thời gian làm "gián điệp" cho quân nhà Trần, trước khi quân Nguyên tháo chạy, cô đã hóa thân thành ngọn lửa sống dẫn đường cho quân nhà Trần đánh vào doanh trại quân Nguyên, khiến cho Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy tháo thân về nước… Theo căn cứ sử liệu, sự kiện này diễn ra sau khi Thoát Hoan chỉ huy quân Nguyên tràn vào xâm lược Đại Việt lần thứ 2, Tháng Giêng năm 1285.
Đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai chia sẻ, khi nhận được kịch bản này, chị đã rất hứng thú, dành nhiều thời gian và tâm sức để nghiên cứu, hiểu rõ về nhân vật cũng như bối cảnh lịch sử. "Với tác phẩm gắn với lịch sử, tôi cố gắng nghiên cứu thật kỹ để không đi sai đường. Sau đó, từ các chi tiết dã sử chưa được khẳng định, chúng tôi sáng tạo, khai thác bằng trí tưởng tượng với tố chất của người nghệ sỹ để xây dựng tác phẩm trở nên lãng mạn, bay bổng trong ngôn ngữ của cải lương"- NSND Hoàng Quỳnh Mai nói thêm.
Cũng theo nữ đạo diễn, chị và ê kíp nghệ sỹ và sáng tạo đã dành hơn hai tháng tập luyện nghiêm túc cùng sự hỗ trợ đặc biệt của NSƯT Dạ Ngọc Hương trong vai trò trợ lý đạo diễn và sáng tạo mới có thể công diễn tác phẩm. Điểm đặc biệt theo NSND Hoàng Quỳnh Mai, chị có sự đồng cảm rất lớn với nhân vật chính, công chúa An Tư, sự đồng cảm của những trái tim phụ nữ dành cho nhau, bằng sự thấu hiểu và sẻ chia. "Có lẽ vì thế mà tôi thiên vị hơn, say đắm hơn khi dựng tác phẩm này" - nữ đạo diễn nói.
"Vì nghĩa nước non" quy tụ dàn nghệ sỹ trẻ, tài năng của nhà hát. Trong đó, thủ vai công chúa An Tư là diễn viên Thùy Dung, với chiều cao lý tưởng 1,76m, gương mặt khả ái và giọng hát mượt mà, ngọt ngào. Cô đã từng đoạt 7 huy chương vàng và bạc trong các kỳ hội diễn. Trước đó, Thùy Dung đã có nhiều vai diễn ấn tượng, đặc biệt là vai Nguyễn Thị Lộ (vợ Nguyễn Trãi) trong vở Bên ánh sao khuê. Ngoài ra, vở diễn còn có sự góp mặt đáng chú ý của các diễn viên: NSƯT Mạnh Hùng vai Thoát Hoan, nghệ sỹ Hồng Hạnh vai Cốt Đãi Tam, nghệ sỹ Lê Tuấn vai Trần Thông, nghệ sỹ Văn Thuân vai vua Trần Thánh Tông, nghệ sỹ Vũ Long vai vua Trần Nhân Tông.
NSND Hoàng Quỳnh Mai cho biết, trong những ngày Hà Nội nóng cao điểm, các nghệ sĩ vẫn miệt mài tập luyện để vở diễn kịp ngày ra mắt. "Những ngày nóng kinh khủng, các diễn viên ngày 3 buổi đến Nhà hát lăn lê bò toài, nhiều nghệ sĩ ốm vì phải tập luyện trong thời tiết khắc nghiệt. Nữ diễn viên chính Thùy Dung bị phù nề thanh đới vì tập nhiều quá, phải bơm thuốc kháng sinh vào họng, gầy rộc đi mấy cân. Nam diễn viên Mạnh Hùng (vai Thoát Hoan) bị u xơ, phải điều trị thuốc mệt và hại sức khỏe lắm nhưng "sinh nghệ tử nghệ", lên sân khấu là phải hay, phải đẹp"- NSND Hoàng Quỳnh Mai chia sẻ.
Nữ đạo diễn cho biết thêm, bằng tình yêu nghề, chịu khó, chịu khổ, các nghệ sĩ vẫn luôn say mê tập luyện, dù sân khấu không có điều hòa, chỉ có điều hòa ở dưới phòng. Những ngày cao điểm sợ quá tải điện, các phòng ban tắt hết điều hòa cho diễn viên tập.
Hồng Hà
Bài viết khác
Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức hội nghị gặp mặt trao Quyết định nghỉ hưu đối với công chức
25/09/2024 - 14:55
Sáng ngày 25/9/2024, tại Cục Nghệ thuật biểu diễn, tổ chức buổi gặp mặt và trao quyết định nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức Phạm Thị Hải Yến.
18 tập thể, cá nhân được trao Giải thưởng Đào Tấn 2024
24/09/2024 - 11:43
Tối 22.9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn năm 2024 cho 18 tập thể và cá nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Trại sáng tác truyền lửa cho văn nghệ sĩ
19/09/2024 - 00:04
Trong thời gian tham gia Trại sáng tác viết kịch bản văn học năm 2024, các tác giả đã sáng tác, hoàn thiện 24 kịch bản sân khấu, tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật, thể hiện niềm đam mê sáng tạo và không ngừng tìm tòi cái mới để có những tác phẩm chất lượng, mang hơi thở đời sống.
Họp rà soát triển khai các chương trình nghệ thuật ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do bão lũ
17/09/2024 - 21:46
Thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tại Công văn số 3928/BVHTTDL-VP ngày 13/9/2024 về việc tổ chức các chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp và ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra; ngày 14/9/2024, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã phối hợp 12 Nhà hát thuộc Bộ VHTTDL khẩn trương triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện.
THÔNG BÁO Lùi thời gian tổ chức “Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1)
06/09/2024 - 17:52
Căn cứ Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024, Ban Tổ chức Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1) quyết định lùi thời gian tổ chức, theo đó Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1) được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 20/9/2024
Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024
06/09/2024 - 10:01
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024 tại Nhà sáng tác Đà Lạt, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 12/9 đến ngày 19/9/2024.