Nghệ sĩ Tuyết Minh – “ Dù cuộc đời có đưa đẩy mình đến khúc cua nào, tôi vẫn chọn múa”
17/04/2019 - 20:14
Từng ở trên đỉnh cao của nghệ thuật múa nhưng nghệ sĩ Tuyết Minh đã quyết định ngưng biểu diễn, để rẽ sang một lối khiến nhiều khán giả yêu thích nghệ thuật múa tiếc nuối. Nhưng ở lối rẽ ấy, chị có cơ hội thực hiện những hoài bão lớn của mình, đó là một nhà biên đạo, nhà quản lý.
Ý định làm chương trình Festival múa để đưa những vũ công tài năng của chương trình Thử thách cùng bước nhảy cùng các thể loại nhảy múa mới giới thiệu tới khán giả ở các trường đại học của chị đến đâu rồi?
Sau S -Tour, chuyến lưu diễn nhảy múa đầu tiên của vũ công Việt rất thành công năm 2016, năm 2017, tôi đang gấp rút thực hiện dự án Úm ba la – kết hợp giữa múa và xiếc. Đây sẽ là một dự án dài hơi, đưa những tác phẩm nghệ thuật đương đại có giá trị và hấp dẫn đến gần hơn nữa với khán giả Việt Nam. Sau đó là vở Người cầm lái về nhạc kịch nói về Bác Hồ nhưng làm theo hình thứ xã hội hóa do các nghệ sĩ rất trẻ ở những dòng nhảy như Hip hop, dance sport, múa bale, múa đương đại thực hiện chứ không theo hình thức múa truyền thống.
Và tôi cũng đang tổ chức một Festival Hip hop, đây cũng là lần đầu tiên Festival diễn ra với sự qui tụ của nhiều nghệ sĩ múa trẻ và tài năng. Chương trình sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long thay vì những sân khấu undergroup như thường lệ. Trong năm nay nghệ thuật nhảy múa đương đại có cơ hội để đến được với khán giả, Và đó cũng là những dự án dài hơi tôi đang ấp ủ, để đưa múa đến gần hơn với công chúng.
Chị từng nói sẽ đi cùng với nghề múa và chị đã từng từ bỏ một diễn viên múa xuất sắc để trở thành biên đạo và nhà quản lý? Có bao giờ chị thấy mình ân hận về quyết định đó của mình?
Thực ra tôi không từ bỏ mà thời gian nó từ bỏ mình. Lúc trẻ mình muốn diễn thì không có nhiều vở diễn nhưng mà năm 2000- 2002 tôi sung sướng hơn các bạn trẻ bây giờ là được tham gia những vở diễn lớn. Sau khi đi Pháp về tôi được diễn các vở bale nổi tiếng như Carmen, Gió mùa, Romeo và Juliet, Kẹp hạt dẻ, Bốn mùa… Đó chính là thời nở rộ của ballet. Nếu tiếc, tôi chỉ tiếc sao thời gian trôi đi nhanh quá, sao lúc đó mình không cố gắng nhiều hơn. Thời đó, nhiều người nói tôi liều lĩnh khi đưa những nhân vật lịch sử Trần Quốc Toản, Quang Trung, hay Quan Âm Thị Kính… lên sân khấu ballet. Nhưng khi những vở diễn của chúng tôi ra mắt đã trở thành sự kiện của ngành múa thời điểm ấy. Thời đó nghèo nhưng vui. Mỗi sáng dậy, tôi chỉ dám uống một cốc cà phê đen để giữ dáng, tiền thù lao mỗi buổi tập chỉ có 20.000 đồng. Thậm chí một đôi giày múa mềm mại là cả một giấc mơ. Giày cứng đến nỗi các ngón chân tứa máu. Thế mà vẫn say và yêu nghề. Tôi cũng có niềm tin vào thế giới tâm linh, tin múa là con đường dành cho tôi, nên dù cuộc đời có đưa đẩy mình đến những khúc cua nào, tôi vẫn chọn múa.
Chị nghĩ gì về việc đào tạo lớp múa kế cận?
Mặt bằng chung của các diễn viên múa được đào tạo chính thống bây giờ hình như bị yếu hơn so với mảng nhảy múa mà các bạn tự học, tự tìm tòi, tự nghiên cứu. Các diễn viên múa về hiện đại dường như chưa có trường đào tạo về quy chuẩn như múa ballet, dân gian, dân tộc nên các bạn phải tự học, tự góp thành các nhóm và tự xem trên mạng, tự đi thi đấu với các nhóm hip hop ở nước ngoài và bằng chính nguồn kinh phí riêng của các bạn ấy. Tôi khâm phục các bạn ấy vì các bạn tự học, tự đầu tư, tự trưởng thành và những việc đó nó lớn mạnh hơn chuyện mà mình bắt ép ai phải theo một môn nghệ thuật nào đấy. Đây rõ ràng là xu hướng chung của nghệ thuật nhảy múa hiện đại. Chính vì vậy nghệ thuật múa hiện đại đang nổi trội hơn nghệ thuật hàn lâm. Nghệ thuật hàn lâm phải đào tạo mất 7 năm bằng nguồn kinh phí nhà nước và quá trình đào tạo rất khắc nghiệt nhưng nó lại đi vào cái gì đấy trầm lắng và sâu sắc hơn. Trong khi hip hop lại gần với các bạn trẻ hơn và âm nhạc lại là đương đại nên nó phù hợp với tâm sinh lý của các bạn trẻ nên nó sẽ thu hút các bạn theo đuổi phù hợp hơn. Tất nhiên nghệ thuật không thể so sánh mỗi cái đều có giá trị trong một không gian và với khán giả. Bản thân tôi dù học ballet cổ điển nhưng tôi chưa bao giờ bị bó buộc. Với nghệ thuật, ở giai đoạn nào cũng có một ngôn ngữ đương đại và có một giá trị riêng, chính vì vậy tôi luôn bắt kịp xu hướng và hiểu được các bạn trẻ yêu và thích gì ở bộ môn nghệ thuật múa. Và nghệ sĩ thì phải luôn luôn học tập, đến giờ tôi vẫn học được nhiều điều ở các bạn trẻ. Tôi không thể nhảy đẹp ở thể loại hiện đại như nhiều bạn trẻ nhưng tôi nghĩ rằng mỗi giai đọan phải có một vai trò khác nhau. Tôi đi trước, có kinh nghiệm và qui tụ các bạn trẻ, hội tụ các phong cách nghệ thuật ở từng bạn để trở thành một xu hướng và cho các bạn một nền tảng vững chắc, vì chỉ có như vậy múa mới phát triển và thành công được.
Chị làm gì để truyền cảm hứng cho các bạn trẻ đi theo con đường múa lâu dài vì nói thật, cát xê của mỗi đêm diễn không thể trang trải cho cuộc sống?
Phải nói rằng nghề múa rất vất vả, ai dấn thân vào nghề múa đều xác định việc để trụ được với nghề thì cần có sự tìm tòi, năng động và ngay cả công việc để diễn show cũng phải tự mình nỗ lực, bươn chải, và mỗi người đều có một cái duyên nghề khác nhau và cả sự may mắn nữa. Cả tôi và các bạn trẻ đều phải có chung niềm đam mê, có khi mình qui tụ các bạn lại và thầy trò cùng chung chí hướng, truyền cho nhau cảm hứng, niềm đam mê để tạo nên một tác phẩm toàn diện để đưa đến khán giả, làm họ hài lòng nhất khi thưởng thức nghệ thuật múa. Ngay cả khi múa không mang lại một thu nhập ổn định nhưng nhờ có nghệ thuật múa mà cảm xúc luôn thăng hoa, được sống hết mình với đam mê mà mình theo đuổi. Khi nghệ thuật thuật thăng hoa thì con người ta sẽ có động lực để vượt qua được những khó khăn thường nhật. Tôi đã trải qua những vinh quang cay đắng của nghề, đau với nỗi đau của nghề nên càng trân trọng hơn những tài năng trẻ và muốn cùng họ nỗ lực. Về phần mình, tôi sẽ theo nghề đến khi nào không thể. Tôi muốn được viết, muốn kể cho mọi người nghe những câu chuyện đời sống bằng ngôn ngữ chuyển động của cơ thể. Bởi múa là cách dễ đưa con người đạt đến cảm xúc cao nhất, nó đưa mọi người đến gần nhau hơn.
Cảm ơn chị rất nhiều!
Khánh An
(Nguồn: T/C ĐAVN)
Bài viết khác
Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến
07/05/2025 - 16:01
Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.
XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG
03/05/2025 - 13:00
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.
KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
30/04/2025 - 16:31
Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
30/04/2025 - 08:45
Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM
29/04/2025 - 22:34
Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.
Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”
23/04/2025 - 05:48
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.