LIÊN HOAN KỊCH TOÀN QUỐC – 2024: Khán giả đến xem kín rạp
15/06/2024 - 23:02
Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024 đến nay đã đi gần nửa chặng đường, hai suất diễn sáng tối với hơn 700 chỗ tầng 1 và hơn 300 tầng 2 của khán phòng Nhà Hát Ca Múa Nhạc Dân Gian Việt Bắc, số 18 đường Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên lúc nào cũng chật cứng. Đông đảo khán giả hào hứng khi xem và những tràng pháo tay không ngớt sau những phân đoạn của vở diễn thi có lẽ sẽ là một phần làm nên thành công của Liên hoan năm nay.
Tại buổi Lễ Khai mạc
Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024 do Bộ VHTTDL giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên; Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức. Liên hoan kịch nói toàn quốc quy tụ gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên của 19 đơn vị nghệ thuật Kịch nói chuyên nghiệp trong và ngoài công lập đủ điều kiện tham gia. Liên hoan diễn ra từ ngày 11/6 đến ngày 26/6 với 23 vở diễn hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả yêu kịch những sản phẩm nghệ thuật đặc sắc, độc đáo của nền nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.
Liên hoan kịch nói không chỉ là ngày hội của nghệ sĩ mà còn là niềm vui, của nhiều khán giả yêu mến nghệ thuật sân khấu ở Thái Nguyên. Tất cả các hàng ghế của Nhà hát Ca Múa Nhạc Dân gian Việt Bắc gần như kín chỗ. Những tràng pháo tay không ngớt sau những phân đoạn của vở diễn thi có lẽ sẽ là một phần làm nên thành công của Liên hoan năm nay.
NSƯT Thu Hường - Trung tâm VHNT tỉnh Hải Dương chia sẻ: Là những người nghệ sĩ khi diễn thi, ai cũng đặt vấn đề khán giả lên hàng đầu, vì khán giả càng đông thì chất nghệ trong chúng tôi càng cháy. Thái Nguyên là tỉnh không có kịch nói nên lúc đầu tôi nghĩ không biết khán giả ở đây có thích xem kịch nói hay không, nhưng tôi thật bất ngờ người dân Thái Nguyên rất yêu Kịch nói, tại các buổi diễn thi dù ngày hay đêm, ngay từ rất sớm, đông đảo khán giả đã đến rạp hào hứng chờ đợi được vào. Từng tràng vỗ tay vang dội theo từng câu thoại của các nhân vật, những giọt nước mắt rơi vì xúc động… đây chính là món quà tuyệt vời và đáng nhớ đối với nghệ sĩ chúng tôi.
Xem buổi diễn thi đầu tiên trong đêm Khai mạc Liên hoan, vở “Bến nước thời gian” của Nhà hát Tuổi trẻ qua lời giới thiệu của người bạn thân, Phan Bảo An học sinh lớp 11 tâm sự: Em rất yêu thích nghệ thuật, ước mơ của em thi đỗ vào trường Đại học Sân khấu Điện ảnh và trở thành diễn viên thực thụ vì vậy, gần như ngày đêm nào cũng có mặt tại các buổi diễn thi. Vốn là người yêu thích lịch sử, yêu văn hoá Việt Nam, qua diễn xuất của các cô chú anh chị nghệ sĩ đã truyền tải cho em nhiều hơn nữa lòng yêu nước cũng như nguồn cảm hứng để tìm hiểu sâu hơn về văn hoá, lịch sử nước mình. Bản thân em luôn thầm cảm ơn các bác Lãnh đạo đã rất quan tâm, tuy Thái Nguyên không có Kịch nói nhưng vẫn đăng cai một chương trình với quy mô lớn như vậy để cho chúng em được thưởng thức.
Việc cho các bạn học sinh như em đến xem những vở kịch với đa dạng về đề tài trong dịp nghỉ hè này cũng là phương pháp giảng dạy hay để chúng em hiểu hơn về lịch sử, về văn hoá, con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" - Bảo An bày tỏ.
Chị Nguyễn Tú Loan (SN 1966, TP Thái Nguyên) cho biết mình và bạn bè biết được thông tin về Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024 qua mạng Internet nên rất háo hức khi lần đầu tiên được trải nghiệm. Thái Nguyên không có đoàn kịch nói nên chưa bao giờ được xem trực tiếp mà chỉ toàn xem trên ti vi và mạng xã hội. Lần này, tỉnh nhà đăng cai hơn nữa lại được miễn phí nên chị em chúng tôi buổi nào cũng có mặt. Tôi mong, trong thời gian tới sẽ có nhiều cuộc như thế này nữa để người dân thành phố có thêm những “nón ăn” tinh thần mới.
Theo dõi Liên hoan Kịch năm nay, chúng tôi luôn thấy một cụ ông đi lại khó khăn, lê từng bước chân đến khán phòng mỗi buổi diễn cùng với một cụ bà. Bà cụ nhà ông nói, ông đã 93 tuổi rồi, hôm nào ông cũng đòi đi sớm để có chỗ ngồi. Cụ thích Kịch lắm, bây giờ mới được xem nhiều vở do các đoàn sân khấu chuyên nghiệp biểu diễn nên không thể bỏ được.
Ông cụ tên là Vũ Đức Lân. Ông nói: “Không chỉ có người già thích KỊch đâu nhé, các cháu học sinh đến đông lắm. Từng câu nói thấm vào lòng người xem như thức tỉnh một quá khứ rực rỡ của dân tộc, của tinh thần con người sau bao nhiêu năm bận rộn với cuộc sống kiếm tiền, bị hòa trộn lôi kéo vào những loại hình nghệ thuật hiện đại xô bồ...
Đã 20 năm mới trở lại thưởng thức kịch nói, chị Trần Thanh Lam, Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên ngồi lặng yên trên hàng ghế khán giả để nén sự xúc động sau khi vở kịch kết thúc, chị chia sẻ: Kịch nói bây giờ được dàn dựng công phu và thể hiện hay và ấn tượng quá. Tất cả các diễn viên đều vào vai xuất sắc. Vở kịch khiến tôi trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng trên hết là nỗi thương cảm với những nhân vật chính. Tôi đã nhiều lần không cầm nổi nước mắt xót thương cho nhân vật nữ chính trong vở kịch. Qua nhân vật này tôi hiểu rõ và đồng cảm hơn với những đau thương, mất mát của những phận người sau chiến tranh.
Chia sẻ của chị Lam cũng giống như số đông những người Thái Nguyên có mặt tại buổi diễn. Có lẽ khá lâu rồi họ mới tìm lại được những cảm xúc đặc biệt khi ngồi tại sân khấu được khóc, được cười cùng các nhân vật, các nghệ sĩ.
Có lẽ bởi vậy mà đến cuối vở diễn, khán giả vẫn bịn rịn chưa muốn đứng lên. Đêm đã muộn. Rất nhiều người trong số đó bồi hồi, chờ đợi những vở diễn tiếp theo. Ông Nguyễn Xuân Huy, phấn khởi: “Tôi mê Kịch lắm! Bao nhiêu năm nay không được xem Kịch như thế này, nhìn thấy diễn viên xúng xính trong áo quần và ánh đèn sân khấu, nhớ kinh khủng! Bây giờ Thái Nguyên được đăng cai Liên hoan Kịch của các đoàn chuyên nghiệp thì dân chúng tôi vui không kể được. Tôi sẽ cố gắng đi hết các buổi, già rồi, ở nhà cũng buồn, đến đây thưởng thức Kịch là quá mỹ mãn!”.
Có rất nhiều khán giả hào hứng như ông Huy. Họ là những người cao tuổi, có một quãng đời sống với loại hình nghệ thuật này nên ai cũng nhớ...
Khán giả Thái Nguyên đã cho các nghệ sỹ sân khấu một nguồn năng lượng tươi mới và hy vọng để tiếp tục cống hiến, cháy hết mình trên sân khấu. Cứ nhìn vào không khí của mỗi buổi diễn ở đây thì thấy, Kịch nói vẫn sống mạnh mẽ, bền bỉ trong lòng nhân dân như thế nào.
Bài, ảnh Hoạ My
Bài viết khác
Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024
16/12/2024 - 09:21
Thực hiện Quyết định số 2748/QĐ-BVHTTDL ngày 20.9.2024 của Bộ trưởng Bộ VHTTDLvề việc tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024, Báo Văn Hóa đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện VHTTDL tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ… thuộc Bộ VHTTDL và gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
15/12/2024 - 21:29
Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Ngày hội quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia gồm: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
“Di sản văn hoá, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”
13/12/2024 - 10:09
Chiều 12.12.2024, tại Hà Nội, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20.12.1924 – 20.12.2024).
Mây & nước - Bản giao hưởng chào Xuân” trên thành phố Hoa
08/12/2024 - 10:28
Trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, tối 7.12, tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề "Mây & nước - Bản giao hưởng chào Xuân" do Sở VHTT TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng tổ chức.
Đêm tôn vinh những sáng tạo nghệ thuật tại Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1)
01/12/2024 - 01:52
Tối ngày 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1) đã chính thức khép lại bằng một Lễ Bế mạc đầy cảm xúc và ấn tượng, đây là sự kiện đánh dấu thành công rực rỡ của chuỗi hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp quy mô toàn quốc.
Thầm lặng sau màn nhung sân khấu tại Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1)
26/11/2024 - 13:38
Đằng sau sự thành công của mỗi đêm diễn là sự hỗ trợ nhiệt thành từ Ban Tổ chức, với việc bố trí, sắp xếp lịch hợp luyện sâu khấu của 13 đơn vị tham gia liên hoan một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, từng nội dung diễn thi cùng sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả là nguồn cảm hứng bất tận đã góp phần quan trọng để nửa chặng đường liên hoan diễn ra suôn sẻ.