Lại thổn thức cùng… Lưu Quang Vũ

27/04/2022 - 17:30  

Khán giả đã đến chật kín khán phòng của Nhà hát Tuổi Trẻ trong suất diễn đầu tiên của vở Ông không phải là bố tôi. Đây là điều hiếm sau đợt sân khấu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.

 Cảnh trong vở “Ông không phải là bố tôi” Ảnh: THẾ TOÀN

 Người Hà Nội lại có một đêm thao thức, ngẫm ngợi, khóc cười, hả hê và cả dằn vặt với những nhân vật trên sân khấu; và hơn cả là nhớ thương, khâm phục Lưu Quang Vũ, nhà viết kịch tài hoa đã chuyển tải vấn đề cách đây gần 35 năm, nhưng nay vẫn đang tồn tại trong nhiều gia đình…

Vì sao sân khấu đương đại vẫn tiếp tục dàn dựng những kịch bản của cố tác giả Lưu Quang Vũ? Có phải vì thiếu chất liệu nên nghệ thuật tìm về nơi trú ẩn là những câu chuyện của một thời đã qua? Tất cả đều không đúng, bởi xem Ông không phải là bố tôi với bản dựng sống động, hấp dẫn của đạo diễn, NSƯT Sĩ Tiến, công chúng sẽ có cách nghĩ hoàn toàn khác. Kịch bản Ông không phải là bố tôi được viết năm 1988, là một trong những tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp lừng lẫy của nhà viết kịch tài hoa. Tác phẩm đã sống “xuyên thời gian”, phản ánh mối quan hệ căn cốt trong gia đình, đặc biệt trong xã hội hôm nay.

Với cốt truyện kể về một người đã chối bỏ vợ con, sau bao năm xa cách với nhiều biến cố, ông quay về tìm lại gia đình. Gia đình ấy một lần nữa đảo lộn trước giông bão của những toan tính, lòng tham và sự ích kỷ. Tình cảm cha con, mối liên kết ruột thịt mới chớm được vun đắp nay lại đứng trước những tan vỡ, đứt gãy. Con người vì chức tước, lợi lộc mà sẵn sàng ruồng rẫy, chối bỏ đi tình huyết nhục của mình. Người con lợi dụng bố để được lên chức, nhưng cũng sẵn sàng đuổi bố ra đường khi biết bố đã “về vườn” và không còn giá trị. Ngược lại, người bố cũng sẵn sàng bán nhà của con trai mình chỉ vì thú vui “trai gái” nhố nhăng.

 

Đạo diễn, NSƯT Sĩ Tiến đã chọn cách kể mới khi dựng lên một tòa án lương tâm để các nhân vật tự đối thoại với nhau, để chính các vị quan tòa, công tố viên cũng khó có thể giải quyết được mâu thuẫn của những gia đình; khi mà chỉ người trong cuộc mới có thể tự tìm ra lời giải. Câu chuyện cạn tình máu mủ chỉ vì nhà cửa đất đai vẫn đang hiện hữu trong đời sống, khi mà thời buổi “tấc đất tấc vàng” và đạo đức, nhân cách, tình cảm gia đình ngày càng xuống cấp. Những người ông, người cha trở nên tha hoá, mờ mắt bởi dục vọng cá nhân và đồng tiền… Đâu rồi những tiêu chí ứng xử căn bản như cha mẹ là tấm gương cho con cái, sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ được đặt lên hàng đầu?!

Có thể thấy sự nhân ái của tác giả và ê kíp sáng tạo, họ đã tạo nên một cái kết ngoạn mục khi chính đứa cháu là nhân tố tích cực và có cách ứng xử đúng đắn để trả lại sự bình yên của gia đình. Quả thực nếu ngoài đời, khi mà ông bà, cha mẹ không thể là tấm gương sáng thì con cháu cũng sẽ khó có thể trở thành người tốt, lương thiện. Có nhiều pha xử lý khá tinh tế từ đạo diễn khi đưa ra các biểu tượng và thông điệp về giá trị tư tưởng, như sự xuất hiện của sợi dây ở mỗi cảnh diễn, có tác dụng liên kết các thế hệ trong gia đình dẫu tình máu mủ bị chối bỏ; ba chiếc ghế trong phiên tòa tượng trưng cho đại diện của ba thế hệ, buộc mỗi nhân vật phải ngồi lại để suy ngẫm.

 

 

Một bạn sinh viên trường ĐH KHXH&NV chia sẻ sau khi xem vở diễn: “Chúng em đều đã biết về cố tác giả Lưu Quang Vũ qua sách vở và hôm nay đến rạp xem để kiểm chứng. Vở kịch mang lại cho chúng em rất nhiều cảm xúc. Các nghệ sĩ thật sự tài năng khi lột tả được đầy đủ tâm trạng, tính cách từng nhân vật từ vui - buồn, xấu - tốt... Những lời thoại dễ hiểu mà lại thành triết lý sâu cay. Nếu sân khấu tiếp tục có những vở diễn hay, sâu sắc như của tác giả Lưu Quang Vũ thì chắc chắn sẽ hút người trẻ chúng em đến với sân khấu nhiều hơn”.

Ông không phải là bố tôi là điển hình về mối quan hệ huyết thống trong gia đình mà thời đại nào người ta cũng quan tâm. Cố tác giả Lưu Quang Vũ có biệt tài phát hiện tình huống xung đột, mâu thuẫn đang xảy ra trong hiện thực đời sống. Ông không dừng lại ở việc giải quyết xung đột đơn lẻ mà hướng tới phản ánh căn nguyên tư tưởng triết lý xã hội ẩn sâu dưới những mâu thuẫn, xung đột ấy. Chắc chắn sau khi xem xong, Ông không phải là bố tôi sẽ đem đến bài học nhân văn sâu sắc cho mỗi người, để chúng ta chọn cách giữ gìn nề nếp gia phong, chọn cách nhìn nhân ái yêu thương chứ không quay lưng lại với người thân của mình.

Kịch Lưu Quang Vũ suốt gần nửa thế kỷ qua vẫn luôn là chiếc đồng hồ đánh thức lương tri. Sự thấu hiểu, sẻ chia, tình người mà ông gửi gắm qua từng con chữ vẫn hiện hữu như một chân lý sống, làm rung động trái tim bao thế hệ khán giả. 

Theo Báo Văn hóa

Bài viết khác

Chùm ảnh: Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ

31/12/2025 - 04:09

Chiều 30/12/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ.

Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ Trấn hồi sinh qua lăng kính nghệ thuật

30/12/2025 - 21:03

Tối 29.12, chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ Trấn” đã diễn ra tại khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội), thu hút sự quan tâm của hơn 1.600 người. Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, tổng đạo diễn chương trình cùng lãnh đạo các cục, vụ, các đơn vị chức năng của Bộ VHTTDL.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sĩ cần chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong sáng tạo nghệ thuật

31/12/2024 - 06:00

Chiều ngày 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật “Việt Nam – Huyền sử diễn ca" "Thăng Long – Tứ Trấn”

28/12/2024 - 23:59

Tối 28/12, tại 19C Hoàng Diệu, dưới tiết trời đầu đông Hà Nội, 450 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên và thiếu nhi đã dốc toàn bộ tâm huyết trong buổi tổng duyệt chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca” “Thăng Long – Tứ Trấn”. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Tạ Quang Đông – đồng thời là tổng đạo diễn của chương trinh, buổi tổng duyệt diễn ra đầy ấn tượng và trọn vẹn sự độc đáo.

CÔNG BỐ 35 TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT ĐƯỢC NGHIỆM THU TRONG CUỘC PHÁT ĐỘNG SÁNG TÁC “SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN”

28/12/2024 - 15:52

Sáng ngày 28/12, tại Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức trọng thể Lễ công bố các tác phẩm văn học, nghệ thuật được nghiệm thu trong cuộc phát động sáng tác với chủ đề “Sống mãi với thời gian” giai đoạn 2022 -2025.

Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

16/12/2024 - 09:21

Thực hiện Quyết định số 2748/QĐ-BVHTTDL ngày 20.9.2024 của Bộ trưởng Bộ VHTTDLvề việc tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024, Báo Văn Hóa đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bình chọn 10 sự kiện VHTTDL tiêu biểu năm 2024 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ… thuộc Bộ VHTTDL và gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đến từ hơn 50 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.