Khơi dậy tình yêu nghệ thuật truyền thống

21/03/2016 - 13:52  

(NTBD) - Nghệ thuật múa rối nước dân gian đã gắn bó cùng đời sống của người dân Hà Nội hàng trăm năm nay nhưng các nghệ nhân múa rối nước chưa từng có cơ hội cùng "tranh tài" trên một sân khấu lớn.

 

  

Các nghệ nhân làng rối nước Đào Thục (huyện Đông Anh) trong một buổi diễn.

Liên hoan Nghệ thuật múa rối nước Hà Nội lần thứ nhất (Liên hoan) do Sở VH-TT Hà Nội tổ chức diễn ra ngày 18/3 tại thủy đình làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, Đông Anh đã tạo điều kiện cho các phường rối có "đất diễn", góp phần khơi dậy tình yêu nghệ thuật truyền thống trong các tầng lớp nhân dân.
Biết tin có Liên hoan, gần 100 nghệ nhân của 4 phường rối tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội là Chàng Sơn và Thạch Xá (huyện Thạch Thất), Đào Thục (huyện Đông Anh), Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức) đã say sưa luyện tập để có thể mang đến Liên hoan những tiết mục hay nhất, hấp dẫn nhất.
Từ 8h đến 16h ngày 18-3, hàng trăm người dân thôn Đào Thục và du khách đã đứng kín khu vực thủy đình xem các nghệ nhân biểu diễn rối nước. Các cụ cao niên vừa chăm chú theo dõi từng tiết mục, vừa hồi tưởng về thời "vàng son" của loại hình nghệ thuật này. Những đứa trẻ được bố mẹ bế tay có mặt tại thủy đình cũng vô cùng thích thú khi thấy những con rối nhỏ như búp bê nhảy múa dưới nước.
Dưới bàn tay khéo léo, điêu luyện của các nghệ nhân phường rối, những con rối vô tri trở thành những nhân vật có tính cách, tâm hồn, chuyển tải những câu chuyện đời thường xưa nay. Ấy là những người nông dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa kia một nắng hai sương, tay cấy tay cày vẫn luôn lạc quan sống với những ước mơ bình dị, tất cả được gửi gắm qua các tích trò "Cày bừa, cấy lúa", "Cá vật đẻ", "Cốc mò cá", "Đánh cá"... Ấy là không khí tưng bừng, náo nhiệt của hội làng ngày xuân được lồng ghép khéo léo, tinh tế qua tích trò "Múa lân", "Múa rồng", "Đấu vật", "Rước tượng lên kiệu"… Để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng công chúng là tiết mục "Leo cây đốt pháo" của phường rối Thạch Xá; "Tuồng Sơn Hậu" của phường rối Tế Tiêu hay "Hai Bà Trưng dẫn quân" của phường rối Chàng Sơn; "Ba khí giáo trò", "Lên võng xuống ngựa" của phường rối Đào Thục.
Quan sát các phường rối biểu diễn, ông Đinh Thế Văn, người gắn bó với rối nước Đào Thục gần 30 năm nhận xét: Nghệ thuật múa rối nước hình thành qua quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt của cư dân nông nghiệp vùng châu thổ Sông Hồng nên các phường rối dân gian vùng ngoại thành Hà Nội vừa có sự tương đồng, vừa có điểm khác biệt. Tương đồng về nội dung các tích trò, khác biệt về hình thức biểu diễn. Nếu như hai phường rối đến từ huyện Thạch Thất biểu diễn rối dây thì phường rối Đào Thục và Tế Tiêu lại có thế mạnh về rối sào. Chính sự tương đồng và khác biệt đó đã tạo nên sức hấp dẫn của Liên hoan.
Còn NSND Nguyễn Hoàng Tuấn, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long, Trưởng ban Giám khảo Liên hoan cho biết: "Dù gắn bó với nghệ thuật múa rối nước nhiều năm, nhưng vẫn bất ngờ trước sự say mê và sáng tạo của nghệ nhân các phường rối truyền thống. Có những tích trò rất khó như: "Quân xanh, quân đỏ", "Leo cây đốt pháo", "Hà Nội 12 ngày đêm - Điện Biên Phủ trên không", được các nghệ nhân biểu diễn nhuần nhuyễn. Đáng ghi nhận hơn, các phường rối có lượng người tham gia khá đông với tinh thần tự nguyện, tự giác. Nhìn vào lực lượng hùng hậu ấy, tôi tin loại hình nghệ thuật này sẽ hồi sinh, phát triển".


Nguồn: HNM

Bài viết khác

95 năm - Ánh sáng soi đường: Bản giao hưởng của niềm tin, lòng tự hào và khát vọng vươn lên

04/02/2025 - 09:35

Tối 3/2/2025, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025). Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chùm ảnh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “95 năm - Ánh sáng soi đường”

04/02/2025 - 02:51

Tối 3/2, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (Hà Nội), đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường", chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức.

GẶP MẶT CÁN BỘ HƯU TRÍ CỤC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN NHÂN DỊP XUÂN ẤT TỴ 2025

20/01/2025 - 12:59

Trong tiết trời se lạnh của những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng ngày 20/01/2025, tại Cục Nghệ thuật biểu diễn diễn ra buổi gặp mặt cán bộ hưu trí trong không khí ấm áp, nghĩa tình. Đây là dịp để tri ân các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác tại Cục sum vầy, chia sẻ những kỷ niệm và cùng hướng về một năm mới tràn đầy hy vọng.

hương trình nghệ thuật kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nga

15/01/2025 - 23:59

Sáng 15/1, tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Bộ VHTTDL phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Liên bang Nga và chào mừng chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin.

Vinh danh các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật

09/01/2025 - 06:20

Tối 11.1 tại Nhà hát Thành phố Hải Phòng, Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với UBND Thành phố Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn, không chỉ nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể xuất sắc mà còn khơi dậy tinh thần sáng tạo, cống hiến của những người làm nghệ thuật và văn học.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Văn nghệ sĩ cần chiếm lĩnh những đỉnh cao mới trong sáng tạo nghệ thuật

31/12/2024 - 06:00

Chiều ngày 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Hội nghị gặp mặt đại biểu văn nghệ sỹ toàn quốc.