Khó khăn trong truyền dạy âm nhạc truyền thống

25/03/2015 - 13:48  

(NTBD) - Trước thực trạng âm nhạc truyền thống đang ngày càng thưa vắng người nghe, mất dần bản sắc, việc bồi dưỡng vốn hiểu biết về âm nhạc truyền thống dân tộc là rất cần thiết nhằm bảo tồn di sản âm nhạc truyền thống của dân tộc.

 

Việc truyền dạy âm nhạc dân tộc truyền thống hiện nay gặp nhiều khó khăn. Tại nhiều địa phương, những làn điệu dân ca đã được tạo dựng và gìn giữ từ bao thế hệ cha ông giờ chỉ còn được kế thừa ở những nghệ nhân lớn tuổi. Mặc dù nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ, vẫn có thái độ trân trọng di sản âm nhạc dân gian truyền thống của quê hương nhưng không có khả năng diễn xướng những giai điệu đó một cách chính xác và đúng phong cách.
Hơn nữa, các hình thức sinh hoạt nghệ thuật âm nhạc dân tộc cổ thường gắn với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên tương xứng. Vì vậy, người nghe khó thuộc và cảm thụ được vẻ đẹp những bài hát ví về các loài cá nếu như họ không làm nghề chài lưới, hoặc không hiểu hết ý nghĩa của những lời ca từ các tích cổ. Việc giữ gìn và phát triển âm nhạc truyền thống trong bối cảnh giao lưu và hội nhập như hiện nay lại càng không đơn giản, nhất là khi thị hiếu thưởng thức cũng như cách thể hiện nghệ thuật đã có nhiều thay đổi.
Trước thực trạng đó, sáng kiến truyền dạy, chuyển giao những chương trình, tiết mục âm nhạc truyền thống chọn lọc tới các đơn vị, doanh nghiệp du lịch của Viện Âm nhạc được xem là điểm sáng trong năm qua. Việc phục dựng âm nhạc truyền thống, mở lớp truyền dạy cho các doanh nghiệp du lịch vừa giúp bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc dân tộc, kịp thời đẩy lùi nguy cơ mai một, thất truyền; đồng thời, làm phong phú các sản phẩm du lịch. Nhờ vậy, di sản âm nhạc dân tộc có điều kiện lan tỏa ngày càng rộng rãi, ăn sâu, bám rễ vào đời sống cộng đồng, xã hội một cách bền vững.
Năm 2014, Viện Âm nhạc đã truyền dạy âm nhạc truyền thống cho một số doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ninh và Ninh Bình. Tuy nhiên, khi tiến hành truyền dạy tại các địa phương, Viện gặp rất nhiều khó khăn. Theo PGS.TS Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, không phải đơn vị du lịch nào cũng đủ điều kiện về nhân lực, thời gian, kinh phí và cơ sở vật chất để tiếp nhận được việc truyền dạy và biết cách đưa các di sản âm nhạc dân tộc để phục vụ du lịch. Rất nhiều di sản âm nhạc truyền thống có giá trị Viện Âm nhạc mong muốn được truyền dạy và chuyển giao nhưng các địa phương và các đơn vị du lịch không có kinh phí để thực hiện. Do đó, Viện Âm nhạc đã cân nhắc truyền dạy, chuyển giao những tiết mục cần ít sự đầu tư, dễ học, dễ hiểu như dân ca, quan họ, ca trù… và những nhạc cụ đơn giản. Hy vọng, qua việc bồi dưỡng vốn hiểu biết về âm nhạc truyền thống dân tộc này, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch có khả năng tự duy trì hoạt động biểu diễn, đưa vào các tour du lịch để quảng bá, tuyên truyền phục vụ xúc tiến du lịch trên lĩnh vực văn hóa phi vật thể.

Nguồn: ĐBND
 

Bài viết khác

Bế mạc lớp tập huấn diễn viên, nhạc công Tuồng truyền thống

19/05/2024 - 23:39

Ngày 19.5, Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hình nghệ thuật tuồng truyền thống - 2024 đã chính thức bế mạc tại Thành phố Đà Nẵng.

Phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu sau ngày đất nước thống nhất

19/05/2024 - 11:42

Tối 18-5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề Những bản hùng ca đất nước. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.

Khai giảng “Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hình nghệ thuật Tuồng truyền thống - 2024”

10/05/2024 - 15:21

 Ngày 10.5, Lớp tập huấn diễn viên, nhạc công loại hình nghệ thuật Tuồng truyền thống - 2024 đã khai mạc tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, TP Đà Nẵng.

Festival Huế 2024: Xây dựng chuỗi lễ hội suốt 4 mùa

10/05/2024 - 11:05

Chiều 9/5, Bộ Ngoại giao, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã phối hợp với tổ chức họp báo quốc tế giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

08/05/2024 - 10:07

Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

07/05/2024 - 14:28

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).