Khán giả không quay lưng với Nghệ thuật truyền thống

22/05/2022 - 13:22  

Thành công của các Liên hoan, Cuộc thi mà chúng ta đều thấy được thông qua những gì có thể đo, đếm được, là số lượng đơn vị tham dự, là sự quan tâm của các cấp, các ngành, của truyền thông, sức lan tỏa, yêu mến từ phía khán giả. Mặc dù Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc - 2022 được diễn ra đúng dịp Seagames 31 đang rất sôi động và hấp dẫn thế nhưng khán giả vẫn đến rạp hát chật kín, đó là một tín hiệu vui đối với Tuồng, Dân ca nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung.

Khán giả vẫn dành nhiều tình cảm cho

nghệ thuật truyền thống.

Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc - 2022 diễn ra tại Nghệ An đã đi được một nửa chặng đường. Số lượng đơn vị tham dự 11/11 Nhà hát, Đoàn nghệ thuật Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp trên cả nước, đó chính là bước đầu của sự thành công. 

Khán giả ngồi cả hai bên lối đi

Và tiếp đó là sự thành công về sức lần toả khi lượng khán giả đến với Nhà hát Dân ca Nghệ An mỗi buổi đều kín chỗ, điều đó cho thấy vẫn còn một lượng khán giả không nhỏ vẫn rất mặn mà với tuồng, kịch hát dân tộc. 

Nghệ sĩ ưu tú Phan Quang Hạnh - 84 tuổi, nguyên Trưởng Đoàn nghệ thuật Tuồng tỉnh Khánh Hòa, ở xóm 2, xã Đức Thành, huyện Yên Thành xúc động chia sẻ với chúng tôi: Khi được biết sắp có Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch được tổ chức ở thành phố tôi mong ngóng từng ngày. Từ hôm khai mạc đến giờ, tôi chưa bỏ một buổi diễn nào, tôi rất thích và thấy vở diễn nào cũng xúc động, rất bổ ích, mỗi vỡ diễn tôi xem như làm sống lại ký ức cách đây 30 - 40 năm, như chính mình đang được diễn vậy.

Nghệ sĩ ưu tú Phan Quang Hạnh -  nguyên Trưởng Đoàn nghệ thuật Tuồng tỉnh Khánh Hòa

Khi được hỏi nhận xét về các vở diễn đã được xem, ông hồ hởi phân tích từng đơn vị, từng nhân vật trong đó. Các đoàn, đoàn nào cũng cháy hết mình để cho khán giả cảm nhận chiều sâu nội tâm của từng nhân vật. Các đoàn nói chung vẫn giữ được bản chất của tuồng, mặc dù đã có những sự cải biên cho phù hợp với thị hiếu khán giả hiện đại.

Có thể nói, mỗi đợt Liên hoan đều có những cái hay riêng nhưng Liên hoan đợt này điều mà ông thấy hay nhất đó là có nhiều lớp trẻ, họ múa rất đẹp nhưng cũng có những nhược điểm đó là về hóa trang chưa được trăm phần trăm. Có những vở diễn chững chạc với sự đầu tư về thời gian, công sức và trí tuệ. Có những vở diễn rất hoành tráng và gây được ấn tượng sâu sắc với khán giả. 

Cảnh trong vở Cánh cò trong bão

Về đánh giá, cảm nhận riêng của mình, điều mà ông thấy trong tất cả các thể loại Tuồng, Chèo, Cải lương thì không có gì có thể vượt qua được Tuồng về tính ước lệ hình tượng nghệ thuật, hình tượng trong Tuồng quá đẹp, quá biểu cảm. Dân ca kịch thì vẫn giữ được nét cổ, những làn điệu truyền thống mà cũng vẫn lồng ghép những cái mới từ cách chọn đề tài rất phong phú, có cả mảng lịch sử, mảng đề tài hậu chiến và cả thời hiện đại. Nhiều nội dung kịch bản đã chuyển tải được những vấn đề về xã hội, kinh tế, chính trị một cách khái quát, mượn xưa để nói nay. Lượng thông tin chuyển tải đến khán giả rất nhiều, từng cử chỉ của họ như cái nhíu mày, vũ đạo không thừa chút nào mà khán giả hiểu ngay họ đang muốn thể hiện điều gì, nhưng có những diễn viên xem cũng thấy tiếc vì họ diễn chưa tới.

Cảnh trong vở Hồn thiêng sông núi

Bà Nguyễn Hương Lan – 65 tuổi, ở Thành Phố Vinh cho biết bà gần như xem hết các buổi diễn từ khi Liên hoan diễn ra. Buổi sáng có hôm xem được có hôm không vì phải trông cháu, nhưng có lần nghe nói có đoàn tuồng trung ương nên bế cả cháu đi cùng. Còn các buổi tối thì đêm nào cùng đi, mà đi là phải đi sớm để còn có chỗ ngồi, đến muộn nhiều hôm không còn chỗ thì phải ngồi dọc hai bên lối đi hoặc ngồi trên tầng 2. 

Khán giả cười cuốn hút theo vở diễn

Suốt buổi diễn, bà cùng với các khán giả khác xung quanh mặc dù không quen biết nhưng vẫn vừa xem, vừa bàn tán, bình luận về diễn viên, về nội dung vở diễn. Bà nói sau mấy năm đại dịch Covid, nay được đi xem thế này như một luồng gió trong những ngày nắng hạn vậy. “chúng tôi rất cảm ơn Ban tổ chức vì đã chọn Nghệ An là nơi đăng cai tổ chức Liên hoan mang lại chúng tôi một “món ăn” tinh thần rất lớn sau đại dịch” - Bà Hương Lan vui mừng chia sẻ. 

Cảnh trong vở Chiếc áo thiên nga

Các khán giả trẻ cũng tìm đến với Liên hoan để cảm nhận và trải nghiệm về bộ môn của sân khấu nghệ thuật truyền thống. Hoài Anh – 22 tuổi, tại thành phố Vinh hào hứng n: Hôm đầu các bạn em rủ đi nhưng em không đi, về tụi bạn em nó nói hay nên tò mò. Hôm sau em cùng vào xem và thấy quả thật là khá thú vị nên từ hôm đó đến nay em đã rủ vài người bạn cũng đã được 5 buổi xem liên tục không bỏ sót vở nào. Em thấy Tuồng cũng dễ nghe chứ không giống như suy nghĩ của em và thông qua các vở diễn, em hiểu nhiều hơn về những bậc trung thần trong lịch sử của đất nước mình. Biết thêm về các bậc hiền tài vì dân vì nước mà trước đây mình chỉ nghe tên chứ chưa hiểu rõ, hun đúc thêm tình cảm trong gia đình, thêm yêu quê hương đất nước, các giá trị về mặt đạo đức xã hội đã được chuyển tải qua các vở diễn là rất cần thiết cho lớp trẻ chúng em hiện nay, không đi xem là rất phí.

Cảnh trong vở Hoàng đế Lê Đại Hành

Một diễn viên Tuồng tâm sự: các vở tuồng dự thi tại Liên hoan năm nay khá ấn tượng và có một số vở đã thực sự ghi dấu ấn trong lòng khán giả, đem lại xúc cảm thật sự ngay cả với các bạn nghề. Giống như nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền khác, hiện nay sân khấu truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá đang chịu tác động của quá trình biến đổi xã hội, và đứng trước nguy cơ mai một. Trước hiện tượng thời gian qua sân khấu truyền thống ngày càng vắng khách, không ít người trong và ngoài nghề lo lắng. Bản thân tôi cũng vậy, có người cho rằng khán giả ngày nay quay lưng lại với sân khấu dân tộc là vì chất lượng vở diễn ngày càng xuống cấp. Tất cả những suy tư, trăn trở ấy của chúng tôi đều xuất phát từ cái tâm với nghề. Tuy nhiên đến với Liên hoan lần này, tôi và các đồng nghiệp, các khán giả như trút bỏ được tâm lý ấy. Những ngày qua là những ngày đầy hứng khởi và tin yêu, hy vọng khán giả sẽ đến với sân khấu đông như đi hội thế này, hy vọng Tuồng và Dân ca kịch sẽ lại khởi sắc và luôn có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả. 

 

 

 

Những đoá hoa tươi thắm của khán giả và đồng nghiệp dành tặng cho các nghệ sĩ 

Những ghi nhận trên cho thấy sức lan tỏa của nghệ thuật truyền thống trước hết là tự thân tác phẩm hay vở diễn, qua những bàn tay nhào nặn thuần thục và khi nó đã hay rồi, không sợ không có khán giả bởi công chúng ở thời đại công nghệ, họ thích những món ăn tinh tế, chứ không cần “ăn cho no bụng”. Với mong muốn, trong thời gian tới, chúng ta có thể tin tưởng khán giả sẽ không quay lương với nghệ thuật truyền thống chung và nghệ thuật tuồng và dân ca kịch nói riêng, sẽ có những bước chuyển mình để duy trì và phát triển nền nghệ thuật truyền thống nước nhà không bị khán giả lãng quên.

                        NTDB

 

Bài viết khác

Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật quý I/2024

08/04/2024 - 16:06

Chiều ngày 5/4, Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác Văn học, Nghệ thuật, Hoạt động của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương.

Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

08/03/2024 - 10:11

Sáng ngày 8/3 Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Ngày hội Phụ nữ, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (08/3/1910 - 08/3/2024.)

Nghệ sĩ hân hoan đón nhận danh hiệu NSND và NSƯT

07/03/2024 - 11:13

Sáng 6/3, Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đích thân trao tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ. Đây là những danh hiệu cao quý để tôn vinh cống hiến của các nghệ sĩ đối với sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật nước nhà thông qua các tác phẩm, công trình nghệ thuật có sức lan tỏa, có tác động xã hội lớn.

Danh hiệu tạo động lực cho nghệ sĩ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội

07/03/2024 - 10:59

Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra sáng 6/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sẽ có 389 nghệ sĩ, trong đó có 125 NSND, 264 NSƯT được trao tặng, truy tặng danh hiệu trong dịp này. Các nghệ sĩ chia sẻ, được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý, tạo động lực cho họ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội.

Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

06/03/2024 - 15:38

Nhằm tôn vinh các nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc, ngày 6/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 10.

Đảm bảo Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT diễn ra thực sự ý nghĩa, ấn tượng, trang trọng và chuyên nghiệp

05/03/2024 - 21:59

Sáng 5/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức tổng duyệt Chương trình nghệ thuật tại Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10.