Kể cho nhau nghe những ký ức về Cải lương
28/10/2021 - 17:47
VHO- Bất kỳ ai quan tâm và yêu thích nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là Cải lương; đồng thời, có những câu chuyện, kỷ niệm sâu sắc và mong muốn được chia sẻ, hãy gửi tác phẩm đến chiến dịch Cộng đồng kể chuyện Cải lương, hoạt động do YUME Art Project đồng hành cùng British Council - Hội đồng Anh thực hiện.
Một góc sân khấu biểu diễn Đờn ca tài tử ngày xưa
Chiến dịch mong muốn nâng cao nhận thức, lan tỏa tình yêu, niềm đam mê và đưa Cải lương đến gần hơn với những người trẻ, ngay từ lúc phát động đã đón nhận hiệu ứng tích cực từ cộng đồng yêu âm nhạc dân tộc.
Lan tỏa niềm đam mê Cải lương đến người trẻ
Cộng đồng kể chuyện Cải lương tập trung kêu gọi người trẻ chia sẻ ký ức với bộ môn nghệ thuật Cải lương theo cách riêng của mình, thông qua các phương tiện, nền tảng mạng xã hội. Hình thức của tác phẩm đa dạng từ podcast (phát thanh), video, nhiếp ảnh cho đến đồ họa… Người tham gia có thể vẽ một bức tranh lấy cảm hứng từ vở Cải lương vừa xem, viết một bài thơ kể về những tối thứ 7 sang nhà hàng xóm nghe ké Cải lương khi còn nhỏ, hay làm video phỏng vấn cảm nghĩ của ông bà, cha mẹ mình về bộ môn nghệ thuật này.
Các tác phẩm tham gia sẽ được trưng bày, bình chọn từ ngày 15.10 đến 7.12. Kết quả chiến dịch sẽ được công bố vào 23.12.2021. Có 4 hạng mục giải thưởng, gồm: Đôi mắt người xưa (giải Tư liệu), Gió giao mùa (giải Sáng tạo), Tiếng hò sông Hậu (giải Truyền thông) và Tấm lòng của biển (giải do khán giả bình chọn). Được biết, những ngày qua, các podcast nghe nghệ sĩ kể chuyện Cải lương, bài viết chia sẻ kỷ niệm của người viết với Cải lương do ê kíp của chiến dịch thực hiện, đã bắt đầu được đăng tải trên các nền tảng trực tuyến (YouTube, Spotify, Facebook) như một cách khơi mào cảm xúc cho cộng đồng gửi bài tham gia.
Ngoài các bài dự thi, chiến dịch cũng lần lượt giới thiệu các bài viết về Cải lương của những nhân vật nổi tiếng. Mở đầu cho chuỗi podcast là phần chia sẻ của NSND Bạch Tuyết với chủ đề Cải lương chi bảo - NSND Bạch Tuyết: 60 năm thăng trầm. Tại đây, nữ nghệ sĩ gạo cội đã tâm sự về quá trình từ khi theo nghiệp hát cho đến những vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả mộ điệu, cũng như danh hiệu Cải lương chi bảo mà công chúng yêu mến đã dành cho bà. Số phát sóng thứ 2 là phần góp mặt của TS Lê Hồng Phước, Phó Trưởng khoa Ngữ văn Pháp (Trường ĐH KHXHNV - ĐH Quốc gia TP.HCM) với nhan đề Tiến sĩ Lê Hồng Phước: Cải lương không biên giới. TS Phước là người đam mê Cải lương, ông cũng là nhà lý luận phê bình về Đờn ca tài tử, Cải lương, một đại sứ miệt mài quảng bá bộ môn nghệ thuật này đến với công chúng trong và ngoài nước.
Chia sẻ về chiến dịch, đại diện Dự án cho biết: “Lâu nay, mọi người hay nhắc đến Cải lương thông qua các vở diễn cụ thể hoặc các diễn viên cụ thể hơn là ngồi lại để kể cho nhau nghe những ký ức về Cải lương. Nhiều bạn trẻ cũng không biết ngày xưa ông bà, bố mẹ mình đam mê Cải lương như thế nào… Những câu chuyện về Cải lương trong cộng đồng sẽ là nguồn tư liệu giá trị để chúng ta hiểu hơn về loại hình nghệ thuật truyền thống đang chuyển mình sau mốc 100 năm”.
Được biết, Cộng đồng kể chuyện Cải lương là một trong hai hoạt động của Dự án Cùng cộng đồng kể chuyện Cải lương. Dự án là cơ hội để các bạn trẻ tìm hiểu những giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của Cải lương, góp phần nuôi dưỡng tình yêu và ý thức bảo vệ những giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
NSND Bạch Tuyết chia sẻ với khán giả về 60 năm thăng trầm trong sự nghiệp Cải lương tại chương trình
Người trẻ vẫn đang tìm tòi, khai mới nghệ thuật Cải lương
Đánh giá về chiến dịch này, NSND Bạch Tuyết bày tỏ: “Tôi trân trọng và dành tình cảm đặc biệt cho các bạn trẻ trong những dự án của YUME Art Project... Tiếp xúc và cùng nhau thực hiện, tôi mừng và chợt nhận ra còn một thế hệ tri thức trẻ vẫn đang tìm tòi, khai mới nghệ thuật Cải lương “bác học” của dân tộc. Cứ tiếp nhận những điều “tích cực” của quá khứ, cộng vào tình yêu và cái nhìn mới của thời đại, bổ sung thêm vào để cho Cải lương “update” với đời sống đương đại hơn. “Nghệ thuật vị nhân sinh”, phản ánh, tái hiện cuộc sống, để con người bao dung, nhân hậu, bác ái hơn”.
Theo NSND Bạch Tuyết, việc gì ban đầu cũng lắm thử thách, gian nan, nhưng nếu kiên trì theo đuổi ắt sẽ có ngày thành công. Liên quan đến câu chuyện làm mới Cải lương để phù hợp với hơi thở thời đại, NSND Bạch Tuyết kể lại: “Tôi nhớ về câu chuyện bác Bảy (NSND Viễn Châu), ông bị dư luận “lên án” nặng nề về việc cách tân Cải lương. Ông là người đầu tiên viết bài vọng cổ kèm bolero. Các bạn không thể hình dung ra tình hình lúc đó “nóng” đến mức nào đâu… Có thể mượn tạm một ví dụ để so sánh, nó y hệt cơn sốt chương trình Rap Việt mùa 1”.
Nữ nghệ sĩ cho rằng, cái mới chưa chắc hay nhưng mà phải làm mới trước cái đã. Cuộc sống là một chuỗi hành động “vừa chạy vừa xếp hàng”, thêm vào, bỏ ra liên tục để làm mới mọi thứ. “Tôi luôn nói với các bạn trẻ: Hãy lên đường, mạnh dạn khám phá, tìm tòi. Cuộc sống có nhiều điều thú vị, đặc biệt là nghệ thuật, khi “vào” tay những người trẻ bao giờ cũng có nhiều cái mới để xem, thưởng ngoạn… Qua dự án này, các bạn có cơ sở thu thập dữ liệu đúng và chân thật nhất về đối tượng khán giả chúng ta đang hướng tới, biết Cải lương thật sự cần gì để có thể song hành với mong mỏi của quần chúng khán giả”, NSND Bạch Tuyết chia sẻ.
Cùng ủng hộ ý tưởng và mục đích của chương trình, TS Lê Hồng Phước tâm sự: “Đất nước nào, dân tộc nào cũng lo giữ gìn bản sắc. Giữ để làm gì? Để đừng bị pha trộn với văn hóa những dân tộc khác, để biết đó là dân tộc mình. Các quốc gia như Pháp, Đức hay Hàn, Nhật… là nước hiện đại nhưng họ rất giỏi giữ gìn bản sắc. Tuổi trẻ chúng ta mở lòng với thế giới để phát triển đất nước, đó là câu chuyện đương nhiên nhưng nếu được, thì chúng ta nên dành một phần trách nhiệm cho bản sắc văn hóa dân tộc, cho phần truyền thống cha ông để lại”.
Nhắn nhủ với những người trẻ, thầy giáo Pháp ngữ bày tỏ: “Tôi mong mỏi các bạn trẻ rạch ròi hai việc. Thứ nhất, các bạn đang yêu thích môn giải trí của mình thì các bạn cứ yêu, nhưng việc thứ hai là các bạn phải có trách nhiệm đối với văn hóa dân tộc. Các bạn phải góp tay vào để bảo tồn bản sắc văn hóa, được như vậy, Việt Nam chúng ta mới có thể phát triển được, bởi vì phát triển chính là vừa có mặt hiện đại đồng thời vừa bảo tồn truyền thống, hai yếu tố này cần song hành, không có cái nào lấn át cái nào”.
Theo Báo Văn hóa
Bài viết khác
Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến
07/05/2025 - 16:01
Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.
XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG
03/05/2025 - 13:00
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.
KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
30/04/2025 - 16:31
Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
30/04/2025 - 08:45
Sáng nay 30.4, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Mùa xuân thống nhất” tại TP.HCM
29/04/2025 - 22:34
Tối 29.4, tại TP.HCM đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất”. Chương trình do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và UBND TP.HCM tổ chức.
Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”
23/04/2025 - 05:48
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.