Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng”

14/05/2024 - 15:10  

Sáng 25/4, tại TP Hồ Chí Minh, Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc "Văn học, nghệ thuật với đề tài Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng".

Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội thảo 

Tham dự hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cùng khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương…

Các Đồng chí chủ trì hội thảo

Chủ trì hội thảo gồm: ông Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật (VHNT) Trung ương; ông Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam; TS Bùi Thế Đức, Phó Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng; TS Ngô Phương Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng.

Ông Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học nghệ thuật (VHNT) Trung ương

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết, trong thời gian vừa qua Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học, các cuộc khảo cứu thực tiễn và mở các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng kiến thức, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác tuyên giáo, văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thông và cơ sở đào tạo cấp đại học, viện nghiên cứu về văn hoá, văn nghệ trong cả nước.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu chào mừng Hội thảo

"Dù đã gần 50 năm chúng ta được sống trong không khí hòa bình, thống nhất, đổi mới và phát triển nhưng đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng vẫn luôn là dòng chảy mạnh mẽ, thôi thúc các thế hệ văn nghệ sĩ trong và ngoài quân đội say mê khám phá, sáng tạo.

GS.TS. Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tham luận.

Số lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật ra mắt công chúng trong những năm qua, chất lượng, sức lan tỏa các giải thưởng văn học, nghệ thuật cho thấy đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng vẫn là “mảnh đất” thu hút mạnh mẽ sự sáng tạo của văn nghệ sĩ, là khoảng trời nghệ thuật hấp dẫn đối với công chúng.

PGS. TS. Trần Luân Kim phát biểu tham luận

Dù không còn giữ vị trí chủ lưu như trong giai đoạn văn nghệ 1945 - 1975 nhưng dòng văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng vẫn luôn là dòng chảy quan trọng hàng đầu, có sức định hướng và lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn nghệ nước nhà.

Nhà văn, Đại tá Nguyễn Bình Phương, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội phát biểu tham luận

Dòng văn nghệ đó luôn nhận được sự quan tâm của các thế hệ văn nghệ sĩ, giới nghiên cứu lý luận - phê bình và đông đảo công chúng trên cả nước" – PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ cho hay.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tổ chức Hội thảo khoa học tầm vóc quốc gia, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương mong muốn huy động được tâm sức, trí tuệ, trách nhiệm và sự đóng góp của giới nghiên cứu, phê bình văn hoá, văn nghệ nhằm bổ sung hệ thống luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó, tư vấn cho Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và có những quyết sách đúng đắn, kịp thời để phát triển nền văn hoá, nghệ thuật nước nhà, phát huy vai trò định hướng của lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong hoạt động thực tiễn.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Trần Luân Kim cho rằng, suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt là qua các cuộc kháng chiến giữ nước trường kỳ, văn nghệ sĩ nước ta như những chiến sĩ thực thụ trên tiền tuyến, luôn bám sát tình hình và kịp thời phản ảnh, tường thuật các chiến công trên khắp các mặt trận. Nhờ đó, đã có rất nhiều tác phẩm VHNT trên các lĩnh vực như: văn học, phim truyện, âm nhạc, nhiếp ảnh. Tuy nhiên, hiện trong các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình, phổ biến tác phẩm VHNT, mặc dù điều kiện đã được mở rộng, song vẫn tồn tại những hạn chế, kìm hãm bước tiến xa và nhanh đối với hoạt động VHNT đề tài quân đội và chiến tranh giải phóng.

“Trước đây, trong giai đoạn chiến tranh, từng xuất hiện những tác phẩm VHNT về quân đội và chiến tranh cách mạng sâu sắc, thuyết phục, động viên người người quyết chí xông lên. Song hiện nay, khi quân đội vẫn đêm ngày rèn luyện tiến lên chính quy hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc, lại có quá ít tác phẩm về đề tài quan trọng này, đặc biệt lại hiếm tác phẩm giá trị cao. Thậm chí, có tác phẩm bị hạ thấp tính khách quan khoa học; khiến tác dụng cổ vũ, tuyên truyền vốn sẵn có ở đề tài này, bị phân tán, hạ thấp”, PGS.TS Trần Luân Kim bày tỏ.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết trong mỗi giai đoạn của lịch sử, từng thế hệ văn nghệ sĩ sẽ có sứ mệnh và nhiệm vụ của riêng mình.

"Tôi mong rằng, các văn nghệ sĩ hôm nay, nhất là thế hệ sinh ra trong hòa bình, không ngừng trau dồi, nâng cao bản lĩnh, tài năng, hòa mình trọn vẹn vào thực tiễn đời sống của lực lượng vũ trang và của nhân dân, nỗ lực tìm tòi, đổi mới nội dung và phương thức biểu hiện, sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, nhà nước và nhân dân.

Đặc biệt, các văn nghệ sĩ lực lượng vũ trang nhân dân phải “lĩnh ấn tiên phong", là hạt nhân tiếp nối dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn của nền văn học Việt Nam trên con đường đổi mới và phát triển.

Các văn nghệ sĩ hôm nay phải cống hiến hết mình để vun đắp các giá trị cao đẹp, chúng ta nêu cao dũng khí bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái hay, cái đẹp, kiên quyết đấu tranh, phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái, gây phương hại cho sự phát triển lành mạnh của đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà" – ông Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, để phát huy vai trò của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cần tập trung vào một số vấn đề như cần quán triệt sâu sắc vai trò quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời, cần phát huy hiệu quả của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tinh thần, bản lĩnh, nhân cách người chiến sĩ quân đội nhân dân, người chiến sĩ công an nhân dân. Bằng hoạt động văn học nghệ thuật, cần phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cuối cùng là cần có những chính sách khuyến khích, đầu tư đúng mức cho những tác phẩm văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Phát biểu chào mừng tại hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải cho biết, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân đã anh dũng chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc, làm nên những chiến công vĩ đại, trong đó chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (1954) và Chiến thắng ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là những trang sử vàng chói lọi nhất của cách mạng Việt Nam.

Để giành được thắng lợi to lớn đó, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân, trong đó có các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn nghệ; bằng trí tuệ, tâm huyết, đã khắc họa nhiều tác phẩm về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng tiêu biểu. “Nhiều tác phẩm khác đã phản ảnh chân thực tình yêu quê hương đất nước, cổ vũ, động viên tinh thần anh dũng chiến đấu, không quản ngại khó khăn, sẵn sàng hy sinh xương máu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”- đồng chí Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh.

“Những bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học trình bày tại hội thảo sẽ là những kinh nghiệm để đội ngũ những người làm công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cả nước nói chung, TP.HCM nói riêng và các đại biểu tham gia hội thảo sẽ có những đúc kết sâu sắc về vai trò của văn học, nghệ thuật và công tác lý luận, phê bình; công tác quảng bá văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật trong sự nghiệp xây dựng và phát triển TP giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo” – đồng chí Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh; đồng thời mong muốn sau hội thảo, sẽ có thêm nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao, xứng tầm tiếp tục được sáng tác, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước;… 50 năm TP Sài Gòn – Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

TH

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Đêm tôn vinh những sáng tạo nghệ thuật tại Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1)

01/12/2024 - 01:52

Tối ngày 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1) đã chính thức khép lại bằng một Lễ Bế mạc đầy cảm xúc và ấn tượng, đây là sự kiện đánh dấu thành công rực rỡ của chuỗi hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp quy mô toàn quốc.

Thầm lặng sau màn nhung sân khấu tại Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (đợt 1)

26/11/2024 - 13:38

Đằng sau sự thành công của mỗi đêm diễn là sự hỗ trợ nhiệt thành từ Ban Tổ chức, với việc bố trí, sắp xếp lịch hợp luyện sâu khấu của 13 đơn vị tham gia liên hoan một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, từng nội dung diễn thi cùng sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả là nguồn cảm hứng bất tận đã góp phần quan trọng để nửa chặng đường liên hoan diễn ra suôn sẻ.

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam

22/11/2024 - 17:18

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (1984-2024), thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã gửi Thư chúc mừng. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL trân trọng giới thiệu toàn văn Thư chúc mừng của Bộ trưởng.

Khai mạc Liên hoan Ca Múa Nhạc Toàn quốc - 2024 (Đợt 1): Nơi sắc màu nghệ thuật được lan tỏa

22/11/2024 - 01:32

Tối ngày 21/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (Đợt 1) chính thức khai mạc, đánh dấu sự kiện văn hóa nghệ thuật quan trọng trong năm, thu hút sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc trên cả nước. Đây là dịp để các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công… từ khắp mọi miền thể hiện tài năng và đam mê qua các chương trình nghệ thuật đặc sắc, hứa hẹn mang đến những tiết mục chất lượng, phong phú và giàu bản sắc dân tộc.

Sẵn sàng cho Lễ hội nghệ thuật đặc sắc tại Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (Đợt 1)

20/11/2024 - 22:29

Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 tại Vĩnh Phúc đang đến rất gần, và không khí tại đây đã trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự chuẩn bị chu đáo, toàn diện từ sân khấu, âm thanh, ánh sáng đến công tác tuyên truyền, sự kiện hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc và khó quên.

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cần tiếp tục phát huy truyền thống, đào tạo những tài năng âm nhạc lớn cho nước nhà

20/11/2024 - 09:24

Sáng 19/11, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã tới thăm, chúc mừng Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).