Đưa kiến thức âm nhạc vào đào tạo Múa

11/03/2022 - 14:35  

Để khẳng định âm nhạc là linh hồn và tạo nên sự thăng hoa trong tác phẩm múa, các nhà biên đạo, diễn viên múa cần được học, được nghe phân tích và cảm thụ âm nhạc ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, để tương lai sẽ bộc lộ, thể hiện trong chính các tác phẩm của mình.

 Một cảnh trong vở ballet “Kiều” do biên đạo múa Tuyết Minh dàn dựng Ảnh minh họa, nguồn: ITN

Trong hệ thống các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật hiện hành chưa có cuốn giáo trình nào về Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa. Vì vậy, Bộ VHTTDL giao Học viện Múa Việt Nam biên soạn giáo trình này. Hiện nhóm tác giả đang làm việc nghiêm túc, khoa học, khẩn trương với mong muốn đây sẽ là giáo trình chính thống trong đào tạo tài năng múa trên phạm vi cả nước. Muốn phát huy tốt được vai trò của âm nhạc trong nghệ thuật múa, đặc biệt là trong đào tạo nghệ thuật múa, lâu nay môn học Kiến thức âm nhạc được các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật rất quan tâm.

Kiến thức âm nhạc là môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn âm nhạc trong chương trình đào tạo cho ngành múa. Để trở thành diễn viên múa, các em học sinh cần được trang bị kiến thức âm nhạc và cảm thụ, phân tích được tác phẩm, các trích đoạn, các đoạn nhạc một cách sâu sắc, cụ thể ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bài học lý thuyết cần gắn với thực tiễn ứng dụng của diễn viên múa. Họ cần thực hiện chính xác các kỹ năng, tiết tấu, kết hợp linh hoạt cùng cao độ và sắc thái âm nhạc. Họ cần có kỹ năng tự vận dụng tổng hợp những kiến thức cơ bản của liên môn âm nhạc để thực hành nghe hiểu, cảm thụ đúng về nội dung, tính chất của tác phẩm âm nhạc, từ đó có thể đồng điệu diễn tả vào các động tác trong tác phẩm múa.

Đồng thời với đó, để môn học âm nhạc không nhàm chán và thực sự có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị nghệ thuật, giáo trình Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa lần này đã thay đổi kịp thời để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Giáo viên giảng dạy cũng cần thay đổi sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn nhằm rèn luyện kỹ năng nghe, hiểu, nhận biết để thực hành ngay vào những bước chân đầu tiên trên sàn diễn của học viên.

Các tác giả đã tâm huyết viết giáo trình Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa để giúp học viên dần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, sưu tầm kết hợp thực tiễn ngành và chuyên ngành được đào tạo chuyên sâu. Khi giáo trình này được các trường nghệ thuật đào tạo chuyên ngành múa đưa vào sử dụng, tôi tin người học sẽ thấy thích thú, bởi trong mỗi bài học sẽ rất rõ ràng từ mục tiêu đến nội dung, từ lý thuyết đến thực hành. Giáo trình ghi rất rõ từng mục, từ đơn giản đến nâng cao, từ phân tích các đoạn nhạc đến phân tích các tác phẩm; đặc biệt, vị trí sắp xếp trình tự dễ hiểu, đơn giản, tạo phản xạ thực hành các câu, các đoạn nhạc mới ngay trong tiết học và áp dụng vào những bài tập chuyên ngành...

Khác với các giáo trình đào tạo trước đây thường giảng dạy theo từng phân môn âm nhạc, thì nay giáo trình Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa được viết theo phương pháp dạy học tích hợp liên môn, gồm: Nhạc lý cơ bản, Xướng âm, Hình thức âm nhạc. Đây là một hướng đi đang được phát triển phổ biến, được người học yêu thích vì tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao. Trong mỗi bài giảng, các tác giả lồng ghép những nội dung kiến thức môn học theo tiến trình từ dễ đến khó. Cụ thể, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đọc, nghe, cảm thụ âm nhạc, diễn tả cảm xúc, phân tích trích đoạn, tác phẩm thông qua hướng dẫn của giảng viên trên lớp… Sự kết hợp này sẽ giúp người học chủ động vận dụng các kiến thức và kỹ năng giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập chuyên môn gắn với nghề múa.

Hy vọng, giáo trình Kiến thức âm nhạc trong đào tạo múa của Học viện Múa Việt Nam sẽ được các trường văn hóa nghệ thuật đào tạo múa đón nhận và sử dụng nói như một hành trang đủ tốt để có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 

 TS PHẠM THANH GIANG

Trưởng khoa Âm nhạc Học viện Múa Việt Nam

Bài viết khác

Nghệ sĩ hân hoan đón nhận danh hiệu NSND và NSƯT

07/03/2024 - 11:13

Sáng 6/3, Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đích thân trao tặng danh hiệu cho các nghệ sĩ. Đây là những danh hiệu cao quý để tôn vinh cống hiến của các nghệ sĩ đối với sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật nước nhà thông qua các tác phẩm, công trình nghệ thuật có sức lan tỏa, có tác động xã hội lớn.

Danh hiệu tạo động lực cho nghệ sĩ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội

07/03/2024 - 10:59

Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra sáng 6/3 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sẽ có 389 nghệ sĩ, trong đó có 125 NSND, 264 NSƯT được trao tặng, truy tặng danh hiệu trong dịp này. Các nghệ sĩ chia sẻ, được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý, tạo động lực cho họ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội.

Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 10

06/03/2024 - 15:38

Nhằm tôn vinh các nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc, ngày 6/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lần thứ 10.

Đảm bảo Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT diễn ra thực sự ý nghĩa, ấn tượng, trang trọng và chuyên nghiệp

05/03/2024 - 21:59

Sáng 5/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức tổng duyệt Chương trình nghệ thuật tại Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ

29/02/2024 - 23:04

Chiều 29/2, tại trụ sở Trung ương Đảng, diễn ra Hội nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Chiều trên quê hương tôi”

28/02/2024 - 20:31

Tối ngày 28.2, UBND TP Huế phối hợp với gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức đêm nhạc nhân kỷ niệm 85 năm Ngày sinh của ông (1939 - 2024). Chương trình được tổ chức tại không gian công viên ven sông Hương - nơi vừa đặt bức tượng nghệ thuật Trịnh Công Sơn.