Đờn ca tài tử Nam bộ: Mùa di sản kết hoa
24/02/2015 - 17:24
Đờn ca tài tử Nam bộ - một loại hình nghệ thuật hàng trăm năm tuổi đã trở thành tài sản tinh thần, di sản văn hóa của Việt Nam và của cả nhân loại.
![]() |
Một buổi sinh hoạt âm nhạc truyền thống do GS-TS Trần Văn Khê tổ chức tại nhà riêng. |
Với hàng triệu người mộ điệu, ngày 5/12/2013 đã trở thành ngày đáng nhớ khi Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam chính thức được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ sự kiện trọng đại này, đờn ca tài tử đã không ngừng lan tỏa, phát triển về cả lượng và chất.
“Miền Nam giải phóng rồi sao không thấy Bác Hồ vào đây để thăm các cháu, cháu nhớ Bác ngày đêm tháng đợi năm… chờ. Cháu thương Bác từ khi mới học được hai chữ i tờ. Vì Bác là người lãnh tụ suốt đời vì dân tộc đấu tranh. Khi vào trường cháu học năm điều Bác dạy, yêu đồng bào yêu Tổ quốc Việt Nam...”. Cả hội trường xôn xao, tiếng vỗ tay giòn giã lẫn những ánh mắt đổ dồn khi bé Trần Thị Yến Nhi, 7 tuổi, ở quận 12 vô vọng cổ bài Cháu nhớ Bác Hồ. Tròn vành rõ nhịp nhưng giọng cô bé vẫn còn non. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến người nghe mát lòng… Dẫu không phải là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, nhưng phong trào đờn ca tài tử (ĐCTT) tại TPHCM đến nay không ngừng phát triển sâu rộng. Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa TPHCM Lê Văn Lộc hồ hởi cho hay: “Nếu như năm 2011, năm Việt Nam lập Hồ sơ quốc gia nghệ thuật ĐCTT trình tổ chức UNESCO, toàn TP có khoảng 100 câu lạc bộ với hơn 1.000 tài tử đờn, tài tử ca sinh hoạt thì đến nay, con số này đã là 200 câu lạc bộ thu hút khoảng 3.000 người tham gia”. Đáng mừng hơn là trước đây, người trẻ nhất tham gia tài tử độ 9 - 10 tuổi, thì nay đã có những em mới 6 - 7 tuổi đã làm quen, yêu mến và tham gia sinh hoạt ở môn này.
Không ít người ví von TPHCM là chốn đất lành, bởi ở nơi đô thị phồn hoa tất bật như TPHCM, ĐCTT không chỉ sống được mà còn sống khỏe và vươn lên. Có dịp về các xã nông thôn mới ở Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, mà nhất là Hóc Môn và Củ Chi, sẽ thấy được rõ nét nhất sức lan tỏa sâu rộng của nghệ thuật tài tử. Mặt khác, cuộc vận động sáng tác lời mới cho 20 bài bản tổ ĐCTT và vọng cổ do Trung tâm Văn hóa TPHCM tổ chức đã bổ sung cho kho tàng tài tử thêm hơn 300 tác phẩm, mang làn gió mới đầy hơi thở cuộc sống đương đại.
“Năm 2015, TPHCM sẽ triển khai cuộc vận động sáng tác, viết lời mới cho 20 bài bản tổ ĐCTT và vọng cổ dành cho thiếu nhi. Không thể để các em toàn ca bài của người lớn thế này”, đại diện Sở VH-TT TPHCM khẳng định. Có thể nói, đây là tin vui đầu năm với tài tử. Tin kế tiếp cũng vui không kém là TPHCM sẽ hoàn thiện đề án đưa ĐCTT vào học đường, do Trung tâm Văn hóa TPHCM, Nhạc viện TPHCM và Sở GD-ĐT TPHCM cùng phối hợp thực hiện. Từ nhiều năm trước, GS-TS Trần Văn Khê từng tâm tư về vấn đề này, ông cho rằng: “Ở các nước phát triển, việc giáo dục âm nhạc truyền thống được quan tâm và tổ chức rất quy củ. Cần thiết phải giáo dục kiến thức về âm nhạc truyền thống cho các em từ bậc tiểu học, có hiểu biết thì các em mới yêu thích âm nhạc truyền thống, mới ý thức trân trọng di sản của dân tộc”.
Nguồn: SGGP
Bài viết khác
Hùng tráng chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam”
23/04/2025 - 05:48
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 22.4, Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” với sân khấu thực cảnh lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
NHIỀU CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT ĐẶC BIỆT CHÀO MỪNG 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
14/04/2025 - 21:24
Chiều ngày 14 tháng 4 năm 2025, tại Hà Nôi, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì tổ chức chương trình Gặp mặt báo chí, giới thiệu các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt của các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VHTTDL nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
HỌP HỘI ĐỒNG CHUNG KHẢO BÌNH CHỌN TÁC PHẨM SÂN KHẤU, ÂM NHẠC VÀ MÚA TIÊU BIỂU, XUẤT SẮC SAU NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (30/4/1975 - 30/4/2025)
09/04/2025 - 23:15
Ngay sau cuộc họp Sơ khảo bình chọn tác phẩm Sân khấu, Âm nhạc và Múa tiêu biểu, xuất sắc (27/3/2025), Hội đồng Chung khảo bình chọn tác phẩm Sân khấu, Âm nhạc và Múa tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025) với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước” đã được tổ chức vào chiều ngày 09/4/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn (32 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).
HỘI NGHỊ CÔNG CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG CỤC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN NĂM 2024: PHÁT HUY DÂN CHỦ CƠ SỞ, ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG TẬP THỂ VỮNG MẠNH
09/04/2025 - 17:30
Chiều ngày 09/4/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD), Hội nghị công chức và người lao động năm 2024 đã được tổ chức trong không khí dân chủ, trách nhiệm và đoàn kết. Dự Hội nghị có tập thể Lãnh đạo Cục cùng toàn thể công chức, người lao động đang công tác tại Cục NTBD
CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG, BỔ NHIỆM PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
04/04/2025 - 21:24
Chiều 04/4/2025, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (BVHTTDL), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ VHTTDL Lê Hải Bình đã chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định về công tác cán bộ.
Công bố Quyết định chỉ định bổ sung Chi ủy, Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn nhiệm kỳ 2020 - 2025
01/04/2025 - 20:33
Chiều ngày 01/4/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn số 32 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định chỉ định bổ sung Chi ủy, Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn nhiệm kỳ 2020 - 2025.