Ca Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

11/06/2015 - 15:25  

(NTBD) – Ca Huế vừa chính thức được Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (tại Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08/6/2015).

Ca Huế được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: Internet)

Ca Huế - một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, là đỉnh cao lối diễn xướng đơn lẻ của ca hát truyền thống của dân tộc. Âm nhạc của Ca Huế thu nạp tinh hoa của nhạc cung đình, nhạc cửa quyền và tinh hoa của các làn điệu hò, lý ở miền Bắc và miền Trung.
Hệ thống bài bản phong phú của ca Huế gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc theo hai điệu thức lớn là điệu Bắc, điệu Nam và một hệ thống "hơi" diễn tả nhiều sắc thái tình cảm đặc trưng. Điệu Bắc gồm những bài ca mang âm điệu tươi tắn, trang trọng. Điệu Nam là những bài âm điệu buồn, nỉ non, ai oán. Bài bản Ca Huế có cấu trúc chặt chẽ, nghiêm ngặt, trải qua quá trình phát triển lâu dài đã trở thành nhạc cổ điển hoàn chỉnh, mang nhiều yếu tố "chuyên nghiệp" bác học về cấu trúc, ca từ và phong cách biểu diễn. Đi liền với ca Huế là dàn nhạc Huế với bộ ngũ tuyệt Tranh, Tỳ, Nhị, Nguyệt, Tam, xen với Bầu, Sáo và bộ gõ trống Huế, sanh loan, sanh tiền.
Kỹ thuật đàn và hát, ca Huế đặc biệt tinh tế nhưng ca Huế lại mang đậm sắc thái địa phương, phát sinh từ tiếng nói, giọng nói của người Huế nên gần gũi với Hò Huế, Lý Huế; là chiếc cầu nối giữa nhạc cung đình và âm nhạc dân gian.
Cũng theo Quyết định 1877/QĐ-BVHTTDL, cùng với ca Huế, 25 di sản khác được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bao gồm:
1. Lễ hội Đình Vồng (xã Song Vân, huyện Tân Yên, Bắc Giang).
2. Lễ hội Y Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).
3. Lễ hội đền Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang).
4. Nghệ thuật Múa khèn của người Mông (Bắc Kạn).
5. Lễ Cấp sắc của người Tày (Bắc Kạn).
6. Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng (Đà Nẵng).
7. Lễ Kin pang then của người Thái trắng (thị xã Mường Lay, Điện Biên).
8. Tết Nào pê chầu của người Mông đen (xã Mường Đăng, huyện Mường Ẳng, Điện Biên).
9. Lễ hội đền Hoàng Công Chất (xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, Điện Biên).
10. Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Gia Lai).
11. Lễ hội Quỹa Hiéng (Lễ hội qua năm) của người Dao đỏ (xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang).
12. Nghi lễ Then của người Tày (Hà Giang).
13. Lễ hội đình Trịnh Xuyên (xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, Hải Dương).
14. Lễ hội Chùa Hào Xá (xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, Hải Dương).
15. Lễ hội đền Kỳ Cùng-đền Tả Phủ (Lạng Sơn).
16. Lễ hội Bủng kham (xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, Lạng Sơn).
17. Lễ hội Ná nhèm (xã Trấn Yên, huyện Băc Sơn, Lạng Sơn).
18. Nghệ thuật Xòe Thái (Lai Châu).
19. Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò-Nghĩa Lộ (ihị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái).
20. Nghệ thuật Xòe Thái (Sơn La).
21. Lễ Hết chá của người Thái (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La).
22. Hát nhà tơ (hát cửa đình) (Quảng Ninh).
23. Rối cạn của người Tày ở Thẩm Rộc và Ru Nghệ (xã Bình Yên, xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, Thái Nguyên).
24. Ca Huế (Thừa Thiên Huế).
25. Hát Sọong cô của người Sán Dìu (xã Sơn Nam, xã Thiện Kế, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).
26. Kéo co truyền thống (Tuyên Quang).
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố tiếp tục bố trí kinh phí để sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh/thành phố; trên cơ sở đó lựa chọn di sản tiêu biểu để lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, đối với những di sản đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố khấn trương chỉ đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập và triển khai Dự án bảo tồn và phát huy giá trị gửi Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận trước khi trình ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố phê duyệt. Dự án cần tập trung vào hai nội dung cơ bản: truyền dạy kỹ năng, bí quyết và quảng bá, giới thiệu giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

BTV

Bài viết khác

Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tập huấn, quán triệt Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024

25/04/2024 - 21:10

Ngày 25/4/2024, tại Hà Nội, Công đoàn Bộ VHTTDL tổ chức hội nghị Tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2024 .

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba trong Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024

09/04/2024 - 15:47

Sáng 9-4, tại Thư viện Quân đội (Hà Nội), Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba trong Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc trong các nhà trường quân đội.

Hội nghị giao ban đánh giá tình hình văn học, nghệ thuật quý I/2024

08/04/2024 - 16:06

Chiều ngày 5/4, Ban tuyên giáo Trung ương phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên hiệp các hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác Văn học, Nghệ thuật, Hoạt động của Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương.

TP.HCM tôn vinh Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú

28/03/2024 - 21:55

Tối 28.3, tại Nhà hát Thành phố, UBND TP.HCM trang trọng tổ chức Lễ tôn vinh Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT); Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) TP.HCM - năm 2024. Tham dự buổi lễ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên.

Hội nghị công chức, người lao động Cục Nghệ thuật biểu diễn năm 2023

27/03/2024 - 16:56

Ngày 27/03/2024, tại trụ sở, Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2023.

Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

08/03/2024 - 10:11

Sáng ngày 8/3 Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Ngày hội Phụ nữ, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 (08/3/1910 - 08/3/2024.)