Ấn tượng chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tự hào Thành phố mang tên Người”
03/07/2024 - 15:48
Tối 2.7, tại sân khấu đường đi bộ Nguyễn Huệ, Ban tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn TP.HCM tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 326 năm hình thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP.HCM (1698 - 2024) và kỷ niệm 48 năm ngày Thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức, vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2.7.1976 - 2.7.2024).
Ca cảnh “Xuôi dòng phương Nam” với sự tham gia trình diễn của đông đảo nghệ sĩ cải lương và các nhóm ca, nhóm múa
Với chủ đề “Tự hào Thành phố mang tên Người”, chương trình gồm 4 phần: Xuôi dòng phương Nam; Đất thép thành đồng; TP.HCM - Thành phố anh hùng và Rạng rỡ TP.HCM.
Các tiết mục nghệ thuật đã phác họa chiều dài lịch sử vùng đất phương Nam từ thời khai hoang mở cõi, cho đến Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM ngày nay với biết bao thăng trầm, dâu bể, để có được vươn lên từng ngày, phát triển vượt bật như hôm nay… Chương trình được đầu tư công phu, nghiêm túc đã để lại ấn tượng đặc biệt với người dân và du khách.
NSND Tạ Minh Tâm với ca khúc “Lời Bác sáng mãi muôn đời” (tác giả Bảo Huy)
Từ lịch sử Sài Gòn - Gia Định - TP.HCM là cuộc hành trình bền bỉ của công cuộc khai khẩn, đến cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất giang sơn, đổi mới hội nhập và phát triển.
Truyền thống 326 năm (1698 - 2024) đã hun đúc nên phẩm chất anh hùng, hào hiệp, nghĩa tình của các thế hệ công dân Thành phố. 48 năm qua kể từ ngày đất nước thống nhất, các giá trị truyền thống của ông cha đã được kế thừa, tỏa sáng rực rỡ.
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ giành lại độc lập dân tộc, thống nhất non sông được Sài Gòn - Gia Định mở đầu oanh liệt với “Mùa thu rồi ngày hai ba” và kết thúc vẻ vang với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Từ sau năm 1975, Thành phố Sài Gòn - Gia Định đã bắt đầu “thay da đổi thịt” cùng với sự chung sức, chung lòng của Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân.
Truyền thống hơn 300 năm lịch sử đã hun đúc nên phẩm chất anh hùng, hào hiệp, nghĩa tình của các thế hệ công dân Thành phố
Thành phố được cả nước chấm công xứng đáng mang huân danh “Thành phố Hồ Chí Minh” - Hồ Chí Minh anh hùng của một dân tộc anh hùng, đỉnh cao văn hóa của một nước văn hiến, được hiến định bởi Quốc hội khóa VI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 2.7.1976. Theo đó, thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức mang tên TP.HCM.
Trải qua mấy trăm năm thăng trầm lịch sử, TP.HCM luôn là nơi hội tụ tinh hoa và tài năng. Sự đa dạng về văn hóa và những con người nhiệt huyết, hăng say, sẵn sàng cống hiến đã cùng hội tụ về đây, chung tay cùng xây dựng thành phố, giúp TP.HCM ngày một ổn định, phát triển tiến đến hội nhập sâu, rộng trong khu vực và vươn ra tầm thế giới.
Ca sĩ Phạm Trang và Duyên Huyền cùng các nhóm ca, nhóm múa trong Tổ khúc “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” và “Dòng sông hát”
48 năm chính thức, vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành phố mang tên Bác đã có một sự thay đổi to lớn không những về diện mạo mà cả về chiều sâu cuộc sống của Nhân dân.
48 năm qua với bao thăng trầm, khó khăn thử thách, TP.HCM đã kiên cường phát huy truyền thống hào hùng, vững vàng vượt qua bao trở ngại, giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử, tạo nên nhiều đặc trưng mang thương hiệu đặc thù của “Thành phố rực rỡ tên vàng”.
Các tiết mục được đầu tư công phu, nghiêm túc đã để lại ấn tượng đặc biệt với người dân và du khách
Chương trình nghệ thuật với sự tham gia của các nghệ sĩ: NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Lê Hồng Thắm, NSƯT Võ Minh Lâm, NNƯT Ngọc Đặng, NS Minh Trường, NS Nhã Thy; NS Quách Tiến Dũng, NS Mai Anh; các ca sĩ Phạm Trang, Hồ Trung Dũng, Hiền Thục, Duyên Huyền, Thanh Ngọc, Thùy Trinh, các nhóm nhạc, nhóm ca, nhóm múa…
Theo Báo Văn hóa
Bài viết khác
Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức hội nghị gặp mặt trao Quyết định nghỉ hưu đối với công chức
25/09/2024 - 14:55
Sáng ngày 25/9/2024, tại Cục Nghệ thuật biểu diễn, tổ chức buổi gặp mặt và trao quyết định nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với công chức Phạm Thị Hải Yến.
18 tập thể, cá nhân được trao Giải thưởng Đào Tấn 2024
24/09/2024 - 11:43
Tối 22.9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Đào Tấn năm 2024 cho 18 tập thể và cá nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Trại sáng tác truyền lửa cho văn nghệ sĩ
19/09/2024 - 00:04
Trong thời gian tham gia Trại sáng tác viết kịch bản văn học năm 2024, các tác giả đã sáng tác, hoàn thiện 24 kịch bản sân khấu, tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật, thể hiện niềm đam mê sáng tạo và không ngừng tìm tòi cái mới để có những tác phẩm chất lượng, mang hơi thở đời sống.
Họp rà soát triển khai các chương trình nghệ thuật ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do bão lũ
17/09/2024 - 21:46
Thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tại Công văn số 3928/BVHTTDL-VP ngày 13/9/2024 về việc tổ chức các chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp và ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra; ngày 14/9/2024, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã phối hợp 12 Nhà hát thuộc Bộ VHTTDL khẩn trương triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện.
THÔNG BÁO Lùi thời gian tổ chức “Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1)
06/09/2024 - 17:52
Căn cứ Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024, Ban Tổ chức Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1) quyết định lùi thời gian tổ chức, theo đó Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1) được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 20/9/2024
Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024
06/09/2024 - 10:01
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024 tại Nhà sáng tác Đà Lạt, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 12/9 đến ngày 19/9/2024.