19 tác phẩm được tặng thưởng về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2022
07/12/2023 - 07:07
Tối 6/12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2022, cho 19 tác phẩm, chương trình, bài viết và cụm bài viết. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tới dự và trao tặng thưởng cho tác giả đoạt giải.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phát biểu tại buổi lễ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhấn mạnh: Tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hàng năm là một sự kiện văn hóa thu hút sự quan tâm của giới văn hóa, văn nghệ cả nước, bao gồm các lực lượng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; đông đảo những người sáng tạo văn học, nghệ thuật; các cơ quan tuyên truyền, quảng bá; đông đảo công chúng yêu mến, quý trọng văn hóa, văn nghệ. Đến nay, tặng thưởng hàng năm của Hội đồng ngày càng có chất lượng cao hơn, có sức thuyết phục và sức lan tỏa sâu rộng hơn, thực sự là một Tặng thưởng danh giá và uy tín mang tầm quốc gia.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao tặng thưởng Mức A cho GS.TS, NGND Mã Giang Lân.
Tặng thưởng lần thứ 9 có 87 công trình, sách, bài viết được lựa chọn từ các Hội chuyên ngành văn học, nghệ thuật Trung ương và địa phương; các nhà xuất bản, các cơ quan báo chí gửi đến Hội đồng và được tiếp tục sàng lọc, thẩm định qua quy trình 4 bước sơ khảo và chung khảo, trong số đó có 16 công trình, tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình về văn hóa nói chung; 31 công trình, tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật; 40 công trình, tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học.
Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, đề tài, nội dung, tiêu điểm của các công trình, tác phẩm được tặng thưởng năm nay đều bám sát sự vận động của văn học, nghệ thuật nước nhà; gắn văn hóa, văn nghệ với đời sống rộng lớn của đất nước; quan tâm nhiều hơn đến các giá trị truyền thống và hướng tới những vấn đề, những giá trị mới, phương pháp mới của thế giới hiện đại; vấn đề thẩm mĩ, quan điểm, sắc thái thẩm mĩ; vấn đề triết lý nhân sinh; giải quyết hài hòa sự phát triển của đời sống nghệ thuật và đời sống xã hội đa dạng hơn, phong phú hơn; làm gì, làm thế nào để tạo động lực và sức sáng tạo mới cho văn hóa, văn nghệ; sự phát triển của văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ toàn cầu hóa, kỷ nguyên số, kinh tế thị trường; khát vọng sáng tạo tác phẩm đỉnh cao và trách nhiệm của văn nghệ sĩ và cả cách “ứng xử” của đội ngũ những người làm công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ, nhất là trước các vấn đề, hiện tượng mới, khó, nhạy cảm.
“Phần lớn các công trình, tác phẩm được tặng thưởng lần này đều đạt mức cao giá trị học thuật, nghệ thuật; có đóng góp mới và thiết thực về lý luận và thực tiễn; có tác dụng tích cực gợi mở, dẫn đường cho hoạt động văn học, nghệ thuật, góp phần định hướng thẩm mỹ và và tiếp nhận của công chúng; tham gia có hiệu quả phản bác các quan điểm sai trái, lệch lạc trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ”, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ nhận định.
Theo Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục. Đó là có không ít tác phẩm chỉ mới dừng lại ở góc độ lý luận cơ bản và phản ảnh thực tiễn một cách chung chung, hướng nghiên cứu còn dàn trải; phần phân tích, lý giải thiếu chiều sâu cần thiết; thiếu giải pháp khoa học và tính khả thi. Chưa nhiều các công trình, tác phẩm có được tính hệ thống, tính chuyên khảo, chuyên sâu; một số cuốn sách chỉ là sự tập hợp, tuyển chọn cơ học các bài viết riêng lẻ, thiếu tính logic, tính kết nối, thiếu chiều sâu lý luận; thiếu sự thẳng thắn, trực diện, trách nhiệm, nhất là tính chiến đấu trong phê bình.
Các tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng mức C
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao tặng thưởng mức A duy nhất được trao cho cuốn sách “Thơ - quan niệm và những sắc thái thẩm mỹ” của Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Mã Giang Lân.
4 tác phẩm được tặng thưởng mức B gồm: “Cải lương Sài Gòn 1955 - 1975”, tác giả NSND Trần Minh Ngọc; “Những tượng đài và hiện tượng văn chương Việt Nam hiện đại”, tác giả GS.TS Trần Đăng Suyền; “Những tiêu điểm thẩm mỹ thơ”, tác giả PGS.TS Hồ Thế Hà; “Những mạch nguồn phù sa”, tác giả Đoàn Hải Yến và các cộng sự.
10 tác phẩm được tặng thưởng mức C gồm: “Triết lý nhân sinh trong nghi lễ thờ cúng của người Ê-đê ở Buôn Ma Thuột”, tác giả TS Mai Trọng An Vinh; “Du ký các vùng biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, tác giả PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn; “Bà hoàng trên đá - Chân dung nữ quý tộc trên điêu khắc Hậu Phật thế kỷ 16 - 18 ở Việt Nam”, tác giả Ths Vũ Thị Hằng; “Xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và văn học, nghệ thuật”, tác giả PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng; PGS.TS Lương Khắc Hiếu (đồng chủ biên); “Sự kiến tạo các nền nghệ thuật”, tác giả KTS Vũ Hiệp; “Kiến trúc và con người”, tác giả TS, KTS Trần Minh Tùng; “Nghệ thuật múa trong sân khấu Rô Băm và Dù Kê của người Khơ-me Nam Bộ”, tác giả TS Trần Thị Lan Hương; “Chút nắng phương Nam”, tác giả Phạm Phú Phong (chủ biên); Cụm bài: KTS Karl Friedrich Schinkel: "Không có hội họa, âm nhạc cứng nhắc thì cũng không có kiến trúc cứng nhắc" và “Từ Bắc Sơn mà ra”, tác giả KTS Đoàn Khắc Tình; “Tạo động lực, sức sáng tạo mới cho nhiếp ảnh Việt Nam”, tác giả Vũ Huyến.
Ban Tổ chức trao tặng thưởng cho 11 đơn vị báo chí, xuất bản có thành tích trong công tác tuyên truyền.
4 tác phẩm được trao mức Khuyến khích gồm: “Quy hoạch và đô thị - Một góc nhìn”, tác giả KTS Trương Nam Thuận; “Đi tìm dấu vân chữ”, tác giả PGS.TS Hoàng Kim Ngọc; “Từ một vùng văn hóa”, tác giả Nguyễn Phương Hà; “Văn học Việt Nam trong kỷ nguyên số”, tác giả Phan Thị Hồng và các cộng sự.
Tại buổi lễ, Ban Tổ chức cũng đã trao tặng thưởng cho 11 cơ quan, đơn vị xuất bản, báo chí đã công bố nhiều tác phẩm, có thành tích tuyên truyền về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2022; trong đó có Ban Văn hóa - Văn nghệ, Báo Nhân Dân.
T.H
Bài viết khác
“Quà tháng 5 dâng Người”: Bản giao hưởng nghệ thuật đặc biệt dâng lên vị Cha già vĩ đại của dân tộc
15/05/2025 - 11:15
Tối ngày 14/5/2025, Nhà hát Lớn Hà Nội như lặng đi trong cảm xúc thiêng liêng khi chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” như một bản giao hưởng đặc biệt được cất lên trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào. Đây là hoạt động ý nghĩa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, giao Báo Văn hóa và Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, nhân dịp Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Sẵn sàng cho đêm nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người"
14/05/2025 - 16:55
Sáng nay 14.5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, buổi tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông dự buổi tổng duyệt.
“Quà tháng 5 dâng Người” - Chương trình nghệ thuật đặc biệt tri ân và tỏ lòng biết ơn vô hạn của Nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
12/05/2025 - 15:06
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), vào tối 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” - một chương trình được dàn dựng công phu, giàu tính biểu cảm và chiều sâu tư tưởng, nhằm tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp và di sản vĩ đại của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố các Quyết định bổ nhiệm ngạch Chuyên viên chính: Khẳng định năng lực, tinh thần cống hiến
07/05/2025 - 16:01
Sáng ngày 7/5/2025, tại trụ sở Cục Nghệ thuật biểu diễn đã diễn ra Lễ công bố các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bổ nhiệm và xếp lương ngạch Chuyên viên chính đối với bốn công chức thuộc Cục Nghệ thuật biểu diễn.
XÚC ĐỘNG NHÌN LẠI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC “MÙA XUÂN THỐNG NHẤT” - DẤU SON KHÉP LẠI CHUỖI HÀNH TRÌNH TỎA SÁNG
03/05/2025 - 13:00
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” vào tối 29/4 tại TP.HCM, đã diễn ra trong không khí trang trọng, xúc động và đầy tự hào.
KHÁT VỌNG HÒA BÌNH VÀ LÒNG KIÊU HÃNH CỦA DÂN TỘC TẠI LỄ KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
30/04/2025 - 16:31
Lễ kỷ niệm và diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là dịp tri ân chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 mà còn là lời khẳng định hùng hồn về tầm vóc lịch sử của dân tộc Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do và thống nhất non sông. Đây cũng là dịp phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.