Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Đạo đức cách mạng phải hướng tới phục vụ nhân dân
24/08/2024 - 09:16
Về yêu cầu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh đây là yêu cầu đòi hỏi phải thường xuyên rèn luyện để tránh việc tham nhũng, tiêu cực, không suy thoái về đạo đức, tư tưởng, không để hiện tượng tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, tăng cường đấu tranh tự phê bình và phê bình...
Sáng 23/8, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Đảng ủy Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Đảng cho cấp ủy của các tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Bộ.
Tại Hội nghị, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã quán triệt hai chuyên đề gồm: Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới và một số nội dung về công tác Đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ VHTTDL.
Trước khi quán triệt hai chuyên đề quan trọng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã dành nhiều thời gian để trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng ủy Bộ để làm rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức Đảng và người đứng đầu các tổ chức Đảng đó. Qua đó, khẳng định sự quan trọng, cần thiết của việc liên tục cập nhật để nắm chắc chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị.
Công tác nhân sự phải làm rất kỹ
Quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng tới các các đảng viên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, trong năm 2025, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là tổ chức Đại hội Đảng các cấp để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức Đảng phải nắm chắc Chỉ thị 35, các hướng dẫn của các Ban Đảng Trung ương để tổ chức thực hiện.
"Đại hội Đảng là nơi quyết định, hoạch định chủ trương, chính sách của từng cấp để đề ra phương hướng xây dựng và phát triển đất nước như trong cương lĩnh và chiến lược mà Đảng ta đã xác định", Bộ trưởng nói và chỉ rõ 4 nhiệm vụ quan trọng của Đại hội Đảng các cấp.
Thứ nhất, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội và quyết nghị phương hướng nhiệm vụ công tác 5 năm tới của đảng bộ, chi bộ.
Thứ hai, tham gia đóng góp vào văn kiện của tổ chức Đảng cấp trên theo quy định.
Thứ ba, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ, Chi bộ, Chi ủy, Cấp ủy cơ sở.
Thứ tư, bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng cấp trên.
Bộ trưởng nhấn mạnh, bên cạnh xác định nhiệm vụ mà Đại hội Đảng các cấp phải nghiêm túc triển khai, Chỉ thị 35 đã dành rất nhiều thời lượng để phân tích, đánh giá về việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng. Trong đó, Chỉ thị 35 yêu cầu phải nâng cao chất lượng văn kiện trình Đại hội.
"Văn kiện Đại hội không phải báo cáo tổng kết năm của đơn vị mà phải đánh giá đúng và trúng về nhiệm kỳ vừa qua trong công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và những nhiệm vụ được giao cho tổ chức mình.
Văn kiện phải đánh giá trung thực, với các số liệu chứng minh cho nhận định để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, làm rõ những kết quả đạt được, đánh giá phải cô đọng, ngắn gọn, súc tích chứ không diễn dịch. Đồng thời, văn kiện cũng phải có tư duy dự báo", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Chỉ thị 35 đặc biệt quan tâm đến công tác nhân sự. Chỉ thị nhấn mạnh công tác nhân sự phải làm đến đâu chắc đến đó. Phải đổi mới công tác thẩm định nhân sự, phát huy tối đa trách nhiệm của các cơ quan thẩm tra, gắn với các tiêu chí liên quan đến thông tin kê khai tài sản thu nhập, trách nhiệm của nhân sự và đặc biệt là phải có cơ chế để sàng lọc.
"Đề án công tác nhân sự phải làm rất kỹ trên cơ sở mục đích yêu cầu để xác định tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể, dự kiến số lượng, cơ cấu… Khi đề án nhân sự được cấp ủy có thẩm quyền phê duyệt thì phải bám sát", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về công tác phân tích và dự báo, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý các đơn vị phải liên hệ từ nhiệm vụ chính trị, đó là chức năng nhiệm vụ được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (các Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Bộ trưởng…) để có sự chuyển biến thực sự.
Về bầu đại biểu dự Đại hội cấp trên, Bộ trưởng nhấn mạnh, phải căn cứ vào đề án và chỉ tiêu để bầu đúng và đủ. Đại biểu dự Đại hội cấp trên là đại diện cho trí tuệ của Đảng bộ cấp cơ sở. Các đại biểu phải đóng góp vào ý kiến vào sự thành công của Đại hội đồng thời tiếp thu tinh thần của Đại hội cấp trên để về triển khai thực hiện.
"Phải lựa chọn những đại biểu có vị trí, vai trò quyết định sự thành công của Đại hội cấp trên", Bộ trưởng lưu ý.
Về vấn đề về góp ý văn kiện Đại hội cấp trên, Bộ trưởng cho biết, việc này cần được thực hiện theo quy định và phải hết sức lưu ý không được hình thức. "Đảng viên phải có sự nghiên cứu, đóng góp trí tuệ giúp cấp trên hoàn thiện các văn kiện, việc này đòi hỏi sự trách nhiệm của người đảng viên", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tránh tình trạng thấy cái đúng không biết bảo vệ, thấy cái sai không dám lên tiếng
Quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới và một số nội dung về công tác Đại hội Đảng các cấp trong Đảng bộ Bộ VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết đây là quy định được Ban Chấp hành Trung ương trăn trở và nêu ra từ trước đây.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong", trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" Bác Hồ đã nhấn mạnh vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Việc Bộ Chính trị ban hành Quy định 144 vừa qua đã làm rõ vai trò của đạo đức cách mạng trong công tác xây dựng Đảng mà Bác Hồ đã chỉ ra.
Bộ trưởng nhấn mạnh, đạo đức là cái gốc, muốn hình thành đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên như mong muốn của Bác Hồ và của Đảng ta thì phải đề cao đạo đức cách mạng.
"Đạo đức hình thành từ quá trình giáo dục của từng cá nhân và sự vun đắp của tập thể. Đạo đức không phải cái gì xa lạ mà nằm trong mỗi con người, trong từng hành vi ứng xử, sự phản ứng để bảo vệ cái đúng...", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Về những vấn đề cốt lõi của Quy định số 144, Bộ trưởng cho biết, Quy định nhấn mạnh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời...
Bộ trưởng nhấn mạnh, các đơn vị có nhiệm vụ làm việc trực tiếp với nhân dân phải hết sức lưu ý. Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử, các thủ tục phải công khai, minh bạch, phải làm việc trên nguyên tắc phục vụ người dân.
"Đạo đức cách mạng phải hướng tới phục vụ nhân dân. Như Bác Hồ nói, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng yêu cầu các cán bộ, đảng viên trực thuộc Đảng ủy Bộ VHTTDL thực hiện nghiêm các yêu cầu của Quy định số 144 trên tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; khắc phục tình trạng sợ sai, không dám làm.
Về yêu cầu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Bộ trưởng nhấn mạnh đây là yêu cầu đòi hỏi phải thường xuyên rèn luyện để tránh việc tham nhũng, tiêu cực, không suy thoái về đạo đức, tư tưởng, không để hiện tượng tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, tăng cường đấu tranh tự phê bình và phê bình....
Bên cạnh đó phải thẳng thắn, chân tình, nêu cao nguyên tắc phê bình và tự phê bình. Tránh tình trạng thấy cái đúng không biết bảo vệ, thấy cái sai không dám lên tiếng hay việc "mũ ni che tai", cho rằng khuyết điểm của người khác không liên quan tới mình.
Bộ trưởng đề nghị và mong muốn sau Hội nghị hôm nay, công tác Đảng của các đơn vị và của Đảng ủy Bộ sẽ có sự chuyến biến tích cực./.
Theo bvhttdl.gov.vn
Bài viết khác
THÔNG BÁO Lùi thời gian tổ chức “Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1)
06/09/2024 - 17:52
Căn cứ Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024, Ban Tổ chức Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1) quyết định lùi thời gian tổ chức, theo đó Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1) được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 20/9/2024
Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024
06/09/2024 - 10:01
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024 tại Nhà sáng tác Đà Lạt, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 12/9 đến ngày 19/9/2024.
Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (Đợt 1)
04/09/2024 - 15:08
Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 16/9/2024 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, đường Văn Cao, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cần quan tâm vấn đề xã hội hóa để phát huy được giá trị của các di tích, di sản
22/08/2024 - 09:52
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8/2024, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.
Bế mạc Liên hoan Múa quốc tế - 2024
21/08/2024 - 22:06
Tối 21/8/2024, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ Bế mạc “Liên hoan Múa quốc tế - 2024” tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế (41A Hùng Vương, Phú Nhuận, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Chú trọng chất lượng tăng trưởng và tính chuyên nghiệp của ngành du lịch
21/08/2024 - 09:56
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa thừa ủy quyền của Chính phủ gửi báo cáo việc triển khai các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18/8/2022 về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch).