Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Chú trọng chất lượng tăng trưởng và tính chuyên nghiệp của ngành du lịch
21/08/2024 - 09:56
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa thừa ủy quyền của Chính phủ gửi báo cáo việc triển khai các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18/8/2022 về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch).
Ngành Du lịch đã lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước khi xảy ra đại dịch
Liên quan đến lĩnh vực Du lịch, Bộ trưởng cho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 06/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Luật Du lịch năm 2017, ban hành theo thẩm quyền Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn".
Theo đó, tập trung thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành Du lịch nhằm khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm, thị trường, các nguồn lực, hệ thống quản lý ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, như: (1) Xây dựng hệ thống thông tin thị trường du lịch; (2) Xây dựng quy chế điều phối hoạt động du lịch theo vùng và mô hình quản lý Khu du lịch quốc gia; (3) Phát triển các nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo mà Việt Nam có lợi thế; (4) Đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch; (5) Ban hành và triển khai Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Du lịch năm 2017 được ban hành, ngành Du lịch đã có bước tăng trưởng vượt bậc, trung bình 22,7%/năm trong giai đoạn 2015 - 2019. Riêng trong năm 2019, toàn ngành đón trên 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 85 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp vào GDP trên 9,2% và từng bước khăng định là ngành kinh tề mũi nhọn.
Sau tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, để phục hồi và thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bên vững; Nghị định số 30/2022/NĐ-CP vê mô hình quản lý Khu du lịch quốc gia; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/2/2024 về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới; chỉ đạo Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu trình Chính phủ Đề án Phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam, Đề án Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành dụ lịch và triển khai nhiệm vụ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong du lịch (Bộ tiêu chí đánh giá nên tảng Quản trị và kinh doanh du lịch; phát triển, nâng cấp các nền tảng số, ứng dụng Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel, nền tảng Quản trị và kinh doanh du lịch, tính năng thuyết minh đa phương tiện, hệ thống vé điện tử...); đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các nền tảng trực tuyến và mạng xã hội.
Bộ trưởng cho hay, đến nay, ngành Du lịch cơ bản đã lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước khi xảy ra đại dịch. Năm 2023, tổng số khách du lịch quốc tế đạt 12,5 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đề ra (8 triệu lượt), đạt mục tiêu đã điều chỉnh; khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt khách, vượt 5,8% so với kế hoạch năm.
Tổng thu từ du lịch ước đạt 672 nghìn tỷ đồng, vượt 3,38% so với kế hoạch. Du lịch Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng "Điểm đến hàng đầu châu Á 2023" và "Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á 2023" do tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) trao tặng.
Đây là lần thứ 5 Việt Nam được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á", khẳng định thương hiệu và sức hút đặc biệt của du lịch Việt Nam. Du lịch được coi là điểm sáng trong tổng thể bức tranh kinh tế - xã hội đất nước. Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 76, triệu lượt (tăng 65% so với cùng kỳ năm 2023), tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 52,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 352 nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, những kết quả đã đạt được là tổng hòa của các yếu tố: Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của các Bộ, ngành địa phương trong công tác quản lý nhà nước, xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật dịch vụ, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam, sự chủ động, sáng tạo của các địa phương, doanh nghiệp trong việc xây dựng sản phẩm mới, nhất là các sản phẩm trải nghiệm văn hóa đặc sắc của Việt Nam, khai thác hiệu quả các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá thiên nhiên, sinh thái, du lịch lễ hội, cộng đồng ở tất cả các vùng miền.
Chú trọng chất lượng tăng trưởng và tính chuyên nghiệp của ngành du lịch
Nhấn mạnh về một số tồn tại, hạn chế, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng chỉ rõ một số phương hướng thực hiện trong thời gian tới.
Về quan điểm phát triển, Bộ sẽ chú trọng chất lượng tăng trưởng và tính chuyên nghiệp của ngành du lịch; tăng cường liên kết vùng, liên kết giữa du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị phát triển du lịch; gắn phát triển du lịch với phát triển xanh, bền vững theo phương châm "lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm"; gắn việc phát triển du lịch với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
Đối với nhiệm vụ và giải pháp, Bộ sẽ triển khai hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 15/8/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới và một số nội dung trọng tâm, cụ thể là:
Tham mưu phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch trong chỉ đạo điều phối hoạt động, thúc đẩy phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, thúc đẩy liên kết vùng để phát triển du lịch nhanh, bền vững.
Tiếp tục tổ chức tuyên truyền để các cấp, các ngành và nhân dân nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc.
Tổ chức triển khai hiệu quả Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Triển khai Kế hoạch tổng thể điều tra du lịch. Xây dựng tiêu chí đánh giá, triển khai hệ thống xếp hạng về tăng trưởng xanh cho các điểm đến du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch ở Việt Nam.
Phối hợp với các địa phương phát triển điểm đến đẳng cấp và đa trải nghiệm với các sản phẩm du lịch sáng tạo, đặc thù, có tính liên vùng để thu hút và giữ chân du khách; xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện, môi trường vệ sinh xanh, sạch, đẹp; phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
Đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch; chú trọng phát triển và khai thác phân khúc thị trường khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh.
Hoàn thiện hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay kết nối thị trường với các điểm du lịch truyền thống, trọng điểm của Việt Nam.
Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch. Tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp du lịch để lắng nghe, đồng hành và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thường xuyên.
Triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao
Cũng tại báo cáo này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cũng thông tin về việc triển khai một số nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 ngày 18/8/2022 về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 14.
Cụ thể là: Khẩn trương ban hành Quy hoạch hệ thống du lịch, Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.
Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về phục hồi, phát triển du lịch theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15
Cùng với đó là rà soát, đánh giá việc triển khai Luật Du lịch và pháp luật liên quan, chú trọng cụ thể hóa các quy định về tăng cường hợp tác công - tư, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch, bổ sung chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; . Khẩn trương cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; quản lý chặt chẽ, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của Quỹ.
Đồng thời, có chính sách ưu tiên phát triển du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện tốt chính sách, nhiệm vụ về phát triển sản phẩm du lịch mới, trong đó: có giải pháp phù hợp thúc đẩy phát triển sản phẩm, hoạt động du lịch ban đêm, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong du lịch; liên kết, hợp tác trong và ngoài nước; bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh; khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa để phát triển du lịch theo hướng bền vững./.
Theo bvhttdl.gov.vn
Bài viết khác
THÔNG BÁO Lùi thời gian tổ chức “Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1)
06/09/2024 - 17:52
Căn cứ Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024, Ban Tổ chức Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1) quyết định lùi thời gian tổ chức, theo đó Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024” (Đợt 1) được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 20/9/2024
Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024
06/09/2024 - 10:01
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024 tại Nhà sáng tác Đà Lạt, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 12/9 đến ngày 19/9/2024.
Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 (Đợt 1)
04/09/2024 - 15:08
Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 16/9/2024 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, đường Văn Cao, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cần quan tâm vấn đề xã hội hóa để phát huy được giá trị của các di tích, di sản
22/08/2024 - 09:52
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, sáng 21/8/2024, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn.
Bế mạc Liên hoan Múa quốc tế - 2024
21/08/2024 - 22:06
Tối 21/8/2024, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Lễ Bế mạc “Liên hoan Múa quốc tế - 2024” tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế (41A Hùng Vương, Phú Nhuận, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Chương trình diễn thi của Malaysia tại Liên hoan Múa quốc tế - 2024
19/08/2024 - 14:05
Không chỉ được đánh dấu bởi các lễ hội và những truyền thống lâu đời, nền văn hóa Malaysia còn được tôn vinh qua những điệu múa đặc sắc.