Vĩnh biệt giáo sư Trần Văn Khê - Cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam

24/06/2015 - 18:30  

(NTBD) - Nền âm nhạc Việt Nam vừa đứng trước mất mát lớn khi Giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Khê - Nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống hàng đầu vừa qua đời lúc 2 giờ 55 phút tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng dương 94 tuổi.

Chân dung Giáo sư Trần Văn Khê.

Với sự nghiệp âm nhạc lừng lẫy cùng những di sản để lại, giáo sư Trần Văn Khê được  xem là cây đại thụ lớn của nền âm nhạc Việt Nam.
Cả cuộc đời, ông dành mọi tâm huyết đeo đuổi nhiệm vụ mà theo cách nói của ông, là “phụng sự âm nhạc truyền thống Việt Nam đến hơi thở cuối cùng".
Giáo sư Trần Văn Khê sinh 24/7/1921 tại  làng Vĩnh Kim, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) trong một gia đình nghệ sỹ, có bốn đời theo âm nhạc truyền thống.
Trong cuốn Hồi ký Trần Văn Khê, Giáo sư Trần Văn Khê có viết rằng, ngay từ khi trong bụng mẹ, ông đã được cậu Năm (tức nghệ sĩ Năm Khương) “ngày ngày thổi sáo, hòa đờn cho đứa bé đang còn trong bụng mẹ nghe để nó thấm nhuần âm nhạc nước nhà”.
Lớn lên trong gia đình mà cả hai bên nội, ngoại đều có những nghệ sỹ chơi nhạc, viết nhạc giỏi, Trần Văn Khê đã thụ hưởng được một không gian âm nhạc và cộng với thiên khiếu, ông sớm bước vào thế giới âm nhạc truyền thống. Tám tuổi ông đã được cậu Năm Khương dạy đờn cò, 12 tuổi, được người cô của mình là bà Trần Ngọc Viện (nghệ sĩ Ba Viện) dạy đờn tranh, 14 tuổi biết chơi trống nhạc.
Ngoài âm nhạc, giáo sư Trần Văn Khê còn là người được học chữ Hán, giỏi ngôn ngữ, sớm bộc lộ năng khiếu văn chương qua sáng tác những bài thơ đầu đời.
Giáo sư Trần Văn Khê bắt đầu theo đuổi nghiên cứu âm nhạc từ năm 1954. Năm 1958, ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ âm nhạc tại Đại học Sorbonne với luận án chính: "Âm nhạc truyền thống Việt Nam, trong đó nhấn mạnh âm nhạc tài tử miền Nam và nhạc Cung đình Huế" (La musique Vietnamienne traditionnelle) và hai đề tài phụ: "Khổng tử và âm nhạc" (Confucius et la musique), "Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam" (Place de la musique dans la société Vietnamienne)
Từ giữa thập niên 1960, ông bắt đầu xuất hiện như một chuyên gia về âm nhạc Việt Nam, người giới thiệu, giảng dạy âm nhạc Việt Nam đến với châu Âu.
Giáo sư Trần Văn Khê từng đoạt nhiều giải thưởng giá trị như: giải thưởng UNESCO –CIM Âm nhạc (1991), Huân chương Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (1991), Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Văn chương Nghệ thuật Châu Âu (1993), Giải thưởng Âm nhạc quốc tế Koizumi Fumio của Nhật Bản (1994), Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Bộ Giáo dục Pháp (1999), Giải thưởng Quốc tế của San Francisco “Đã cống hiến trọn đời cho việc nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam” hay  Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (2013)….
Trong sự nghiệp của mình, giáo sư Trần Văn Khê công bố gần 200 bài báo nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam và châu Á  bằng tiếng Pháp, Anh trên các tạp chí văn hóa, âm nhạc uy tín trên toàn cầu cùng nhiều công trình khảo cứu giới thiệu âm nhạc, nhạc cụ truyền thống giá trị trên báo chí trong nước.
Ngoài di sản nghiên cứu, ông Trần Văn Khê còn để lại nhiều học trò giỏi, là nghệ sỹ, nghệ nhân, nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống quan trọng hiện nay.
Cả đời dành hết thành tựu cho nền âm nhạc nước nhà, ngay cả khi rời cõi tạm, giáo sư Trần Văn Khê vẫn vương vấn, đau đáu với lớp hậu thế cùng tâm nguyện muốn dùng số tiền phúng điếu cho tang lễ để lập một quỹ học bổng hoặc giải thưởng mang tên ông để hàng năm trao cho người được giải về nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam./.

Nguồn: VN+

Bài viết khác

NSND Xuân Bắc nhận thêm nhiệm vụ mới

27/06/2025 - 07:12

NSND Xuân Bắc có tên trong danh sách 32 đồng chí được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2025-2030.

Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Lan tỏa tinh thần đổi mới, khát vọng phát triển

27/06/2025 - 06:55

"Khi lắng nghe bài phát biểu sâu sắc và truyền cảm hứng của Tổng Bí thư Tô Lâm, đặc biệt là cụm từ 'kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' trong tôi như có luồng sinh khí mới. Từ cảm xúc ấy tôi viết lên giai điệu và ca từ của tác phẩm Vươn mình - Kỷ nguyên mới” - tác giả Trịnh Minh Ước chia sẻ về ca khúc đạt giải C Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Tri ân sâu sắc lực lượng chủ công trong việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn và văn học đến với công chúng

22/06/2025 - 22:06

Sáng ngày 22/6, trong không gian ấm cúng, trang trọng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn cùng 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình “Gặp mặt những người làm Báo gắn bó với Nghệ thuật biểu diễn và Văn học” - Hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tri ân lực lượng chủ công trong việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn và văn học đến với công chúng, khán giả nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Tỏa sáng tài năng trẻ cùng những kiệt tác kinh điển trong đêm hòa nhạc đặc biệt “Chopin - Rimsky - Korsakov”

22/06/2025 - 21:04

Tối 21/6, tại Nhà hát Hồ Gươm - một không gian sang trọng và giàu giá trị nghệ thuật - Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn đêm nhạc đặc biệt Chopin - Rimsky - Korsakov, quy tụ những kiệt tác bất hủ của âm nhạc cổ điển thế giới cùng sự góp mặt đáng mong đợi của hai tài năng piano trẻ xuất sắc: Nguyễn Đức Kiên và Lưu Danh Khôi.

Cục Nghệ thuật biểu diễn tặng hoa Chúc mừng Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

17/06/2025 - 16:25

Chiều ngày 16/6, tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Ông Lương Đức Thắng - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã thay mặt Lãnh đạo Cục NTBD tặng hoa chúc mừng Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam -TS. NSND Đỗ Quốc Hưng.

Bầu Bí thư, Phó Bí thư trực tiếp tại Đại hội Chi bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn với kết quả tuyệt đối

10/06/2025 - 23:01

Sáng ngày 10/6, Đại hội Chi bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn nhiệm kỳ 2025 – 2030 đã được tổ chức trọng thể, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển trong nhiệm kỳ tới với tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy vai trò trong công tác tham mưu, quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học trong thời gian tới.