Kết quả công tác Quản lý Nhà nước về hoạt động Văn học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong 03 năm (2016-2019)

27/09/2019 - 12:18  

Kết quả công tác Quản lý Nhà nước về hoạt động Văn học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong 03 năm (2016-2019)

Thực hiện các nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn và văn học trong cả nước. Đồng thời, thực hiện theo Kế hoạch số 342/NTBD-PVH của Cục Nghệ thuật biểu diễn về việc khảo sát và làm việc tại các tỉnh, thành phố về hoạt động Văn học. Sáng ngày 27/9/2019, đại diện lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn – Phó Cục trưởng Trần Hướng Dương và đại diện lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam – Phó Chủ tịch, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cùng Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang về Kết quả công tác Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Văn học trên địa bàn tỉnh 03 năm (2016-2019).
 


Ông Trần Hướng Dương - Phó Cục Trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn phát biểu tại buổi làm việc
với đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cùng Hội Văn học nghệ thuật Bắc Giang 
 

Theo báo cáo đã được ghi nhận, Chi hội Văn học tỉnh Bắc Giang có 54 hội viên và là một trong những chi hội nòng cốt của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh. Luôn dẫn đầu về tác giả có số đầu sách phát hành trong đó các tác phẩm phản ánh sinh động về vùng đất, con người, cuộc sống qua đó góp phần giới thiệu truyền thống văn hóa Bắc Giang tới đông đảo bạn đọc. Nhiều sáng tác hay được in, giới thiệu trên các cơ quan báo, tạp chí và truyền thông của Trung ương. Một số tác phẩm được Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, UBND tỉnh tặng thưởng.
Đã có 10 trại sáng tác Văn học đã được tỉnh quan tâm, tổ chức, cử đại diện tham gia để học hỏi, sáng tạo, nâng cao chất lượng các tác phẩm trong thời kỳ mới. Các hoạt động sáng tác, xuất bản, phát hành và công bố tác phẩm được đẩy mạnh. Nhiều tiểu thuyết, tập thơ, tập truyện ngắn, tuyển tập…được ấn hành. Một số tác phẩm đạt giải cao trong các cuộc thi của Trung ương và địa phương.
 


 

Đánh giá về những thuận lợi đã đạt được, báo cáo nêu rõ hoạt động văn học nghệ thuật nói chung đã được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động VHNT đã góp phần khôi phục, bảo tồn nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp ở địa phương… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, Chi hội Văn học tỉnh còn gặp những khó khăn về nhân sự, cơ chế chính sách, công tác quản lý và hoạt động của các CLB thơ văn. Cụ thể, nhân sự chi hội đang bị “già hóa” về hội viên, chưa thu hút được lực lượng sáng tác trẻ, lực lượng sáng tác và phát triển theo năng khiếu nên thiếu sự bài bản trong sáng tác, lý luận phê bình văn học. Một số tác  phẩm được công bố, xuất bản còn thiếu tính “thời sự”, hấp dẫn về sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước; chế độ chính sách cho văn nghệ sĩ còn eo hẹp ảnh hưởng đến sức sáng tạo văn học nghệ thuật, nhuận bút thấp do điều kiện kinh phí…; việc tổ chức bộ máy, cán bộ am hiểu và dành thời gian cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều khó khăn; Các CLB văn, thơ trên toàn tỉnh đều chỉ hoạt động trên phương châm “ba tự”: tự nguyện tham gia, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 


 

Báo cáo cũng nhận định những khó khăn, hạn chế trên là do mức đầu tư cho văn hóa văn nghệ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển VNHT trong tình hình mới. Biên chế làm việc còn thiếu, hầu hết phải kiêm nhiệm nên dẫn tới nhiều đầu việc chậm triển khai. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường dẫn đến sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn hóa đọc truyền thống làm thu hẹp lượng độc giả… Bên cạnh đó cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa thực sự coi trọng văn học nghệ thuật; khả năng bứt phá trong lực lượng văn sĩ đã có tuổi với lối viết cũ, thiếu đầu tư chiều sâu, trải nghiệm cái mới đã làm cho các tác phẩm có chất lượng chưa cao; thu nhập thấp nên không thu hút được văn sĩ trẻ…
 


 

Chính vì vậy, ngay tại buổi làm việc, đại diện Chi hội cũng đã đề xuất một số kiến nghị. Cụ thể, về công tác quản lý xuất bản văn học, các nhà xuất bản có thẩm quyền cần nghiêm túc đánh giá tác phẩm văn học có chất lượng mới cấp giấy phép, không chạy theo cơ chế thị trường; đề xuất sự quan tâm đặc biệt đến công tác phát triển hội viên Hội Nhà văn Việt Nam để xây dựng được Chi hội Văn học Việt Nam tại tỉnh; đề nghị Cục quản lý về lĩnh vực ngành xây dựng đề án có cơ chế đặt hàng, hoặc xét chọn bản thảo văn học, kịch bản văn học có chất lượng ở địa phương phục vụ cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn; tăng cường tập huấn liên quan đến quản lý văn học nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng.
 


 

Sau khi nghe báo cáo, Nhà thơ Trần Đăng Khoa – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Trần Hướng Dương đã ghi nhận, hoan nghênh những đóng góp của văn học tỉnh Bắc Giang vào sự nghiệp Văn học của đất nước. Đồng thời, với những kiến nghị, đề xuất của Chi hội, đại diện đơn vị quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành – ông Trần Hướng Dương cũng cho biết sẽ trình bày, báo cáo, tham mưu với cấp cao hơn về các phương hướng xử lý, giải quyết, tạo điều kiện kịp thời cho những kiến nghị trên sớm được hiện thực hóa để đưa văn học nghệ thuật Bắc Giang nói riêng và văn học nghệ thuật trên cả nước nói chung ngày càng phát triển.  

                                                                        Bài và ảnh: Hương Giang
 

Bài viết khác

NSND Xuân Bắc nhận thêm nhiệm vụ mới

27/06/2025 - 07:12

NSND Xuân Bắc có tên trong danh sách 32 đồng chí được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiệm kỳ 2025-2030.

Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân: Lan tỏa tinh thần đổi mới, khát vọng phát triển

27/06/2025 - 06:55

"Khi lắng nghe bài phát biểu sâu sắc và truyền cảm hứng của Tổng Bí thư Tô Lâm, đặc biệt là cụm từ 'kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' trong tôi như có luồng sinh khí mới. Từ cảm xúc ấy tôi viết lên giai điệu và ca từ của tác phẩm Vươn mình - Kỷ nguyên mới” - tác giả Trịnh Minh Ước chia sẻ về ca khúc đạt giải C Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Tri ân sâu sắc lực lượng chủ công trong việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn và văn học đến với công chúng

22/06/2025 - 22:06

Sáng ngày 22/6, trong không gian ấm cúng, trang trọng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Cục Nghệ thuật biểu diễn cùng 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình “Gặp mặt những người làm Báo gắn bó với Nghệ thuật biểu diễn và Văn học” - Hoạt động mang ý nghĩa đặc biệt nhằm tri ân lực lượng chủ công trong việc quảng bá nghệ thuật biểu diễn và văn học đến với công chúng, khán giả nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025)

Tỏa sáng tài năng trẻ cùng những kiệt tác kinh điển trong đêm hòa nhạc đặc biệt “Chopin - Rimsky - Korsakov”

22/06/2025 - 21:04

Tối 21/6, tại Nhà hát Hồ Gươm - một không gian sang trọng và giàu giá trị nghệ thuật - Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn đêm nhạc đặc biệt Chopin - Rimsky - Korsakov, quy tụ những kiệt tác bất hủ của âm nhạc cổ điển thế giới cùng sự góp mặt đáng mong đợi của hai tài năng piano trẻ xuất sắc: Nguyễn Đức Kiên và Lưu Danh Khôi.

Cục Nghệ thuật biểu diễn tặng hoa Chúc mừng Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

17/06/2025 - 16:25

Chiều ngày 16/6, tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Ông Lương Đức Thắng - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đã thay mặt Lãnh đạo Cục NTBD tặng hoa chúc mừng Tân Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam -TS. NSND Đỗ Quốc Hưng.

Bầu Bí thư, Phó Bí thư trực tiếp tại Đại hội Chi bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn với kết quả tuyệt đối

10/06/2025 - 23:01

Sáng ngày 10/6, Đại hội Chi bộ Cục Nghệ thuật biểu diễn nhiệm kỳ 2025 – 2030 đã được tổ chức trọng thể, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển trong nhiệm kỳ tới với tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, phát huy vai trò trong công tác tham mưu, quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và văn học trong thời gian tới.